25/05/2018, 09:51

Một số kết quả đánh giá đất đai tham khảo

Đơn vị bản đồ đất đai: Đơn vị bản đồ đất đai được thực hiện như là một nền tảng cho đánh giá đất đai trong nghiên cứu này. Các đơn vị bản đồ đất đai được hình thành là do sự kết hợp của các đặc tính đất, tài nguyên nước. ...

Đơn vị bản đồ đất đai:

Đơn vị bản đồ đất đai được thực hiện như là một nền tảng cho đánh giá đất đai trong nghiên cứu này. Các đơn vị bản đồ đất đai được hình thành là do sự kết hợp của các đặc tính đất, tài nguyên nước. Có tất cả 42 đơn vị bản đồ đất đai (ĐVBĐĐĐ) được tìm thấy trong toàn huyện Kế Sách trên cơ sở các bản đồ đơn tính hiện đang có. Trong phần mô tả các đặc tính trong ĐVBĐĐĐ bao gồm: Độ sâu xuất hiện tầng phèn, tầng sinh phèn, độ sâu ngập, thời gian ngập, khả năng cấp nước và sự hiện diện của nước mặn như sau:

Độ sâu xuất hiện tầng phèn: gồm 05 cấp

- Cấp 1: không phèn.

- Cấp 2: 80- 120cm.

- Cấp 3: 120- 140cm.

- Cấp 4: 140 - 170cm.

- Cấp 5: > 170cm.

Độ sâu xuất hiện tầng sinh phèn: gồm 06 cấp

- Cấp 1: không phèn.

- Cấp 2: 50- 80cm.

- Cấp 3: 80 - 120cm.

- Cấp 4: 120- 140cm.

- Cấp 5: 140 - 170cm.

- Cấp 6: > 170cm.

Khả năng cấp nước: gồm 02 cấp

- Kn 1: tưới tự chảy.

- Kn 2: Bơm động lực 2 tháng

Độ sâu ngập: gồm 04 cấp.

- Cấp 1: không ngập.

- Cấp 2: 60- 80cm.

- Cấp 3: 80- 100cm.

- Cấp 4: >100cm.

Thời gian ngập: gồm 5 cấp

- Cấp 1: không ngập.

- Cấp 2: 2.5 tháng.

- Cấp 3: 3 tháng.

Các đơn vị đất đai tự nhiên được hình thành trên cơ sở phân lập các chỉ tiêu khác nhau của từng yếu tố tự nhiên, kết quả 42 đơn vị bản đồ đất đai được phân lập. Được trình bày như sau:

Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai có triển vọng (LUTs)

Hiện trạng sử dụng đất đai đã phần nào cho thấy được thực trạng khai thác sử dụng đất đai ở huyện Kế Sách. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát cho thấy có những tiềm năng tự nhiên chưa được khai thác và có những vùng không có khả năng phát triển thì cố gắng sử dụng theo mục đích kinh tế nên đứng trên quan điểm toàn huyện thì chưa cân đối và khai thác hợp lý tiền năng đất đai của huyện. Do đó trên cơ sở điều tra thực tế, hiện trạng sử dụng đất đai, các mô hình triển vọng có thể có ở các vùng lân cận và mục tiêu phát triển của chính quyền Huyện và tỉnh Sóc Trăng, các kiểu sử dụng đất đai sau đây được chọn lọc cho đánh giá thích nghi:

  • LUT 1: Lúa 3 vụ (ĐX-HT-TĐ).
  • LUT 2: Lúa 2 vụ (HT-ĐX sớm) và 2 màu (XH-HT sớm).
  • LUT 3: Lúa 2 vụ (HT-ĐX) và màu (XH).
  • LUT 4: Chuyên màu.
  • LUT 5: Cây ăn trái.
  • LUT 6: 2 Lúa và Thuỷ sản (tôm, cá).

Chất lượng đất đai /yêu cầu sử dụng đất đai cho các LUTs

Các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng đã được chọn lọc, bước kế tiếp là phải xác định, phân tích đồng thời so sánh đánh giá chất lượng đất đai được diễn tả với đặc tính đất đai và yêu cầu sử dụng đất đai cho một kiểu sử dụng đất đai được chọn. Đối với mỗi kiểu sử dụng đất đai được chọn, điều cần thiết là phải so sánh, thiết lập và xác định 3 vấn đế sau:

Những điều kiện cần tốt nhất để kiểu sử dụng đất đai tồn tại;

  • Khoảng biến động của các điều kiện chưa đáp ứng được yêu cầu tối hảo, nhưng có thể chấp nhận được cho kiểu sử dụng đất đai, và
  • Các điều kiện hạn chế không thoả mãn yêu cầu của kiểu sử dụng đất đai.

Tất cả các vấn đề nêu trên đây sẽ được so sánh và đánh giá với đặc tính và chất lượng đất đai để xác định khả năng thích nghi của một đơn vị đất đai cho một kiểu sử dụng đất đai nào đó được chọn. Trong điều kiện hiện tại có 03 chất lượng đất đai được yêu cầu trong 7 kiểu sử dụng đất đai được nêu trên, như sau:

  • Nguy hại do phèn.
  • Nguy hại do lũ.
  • Khả năng cấp nước.

Phân cấp yếu tố cho kiểu sử dụng đất đai:

Phân cấp yếu tố là phân chia các cấp giá trị của từng yêu cầu sử dụng đất đai trong điều kiện các yếu tố chẩn đoán của các chất lượng đất đai trong đơn vị bản đồ đất đai. Có 4 cấp phân cấp thích nghi được sử dụng như sau:

  • S1: thích nghi cao
  • S2: thích nghi trung bình
  • S3: thích nghi kém
  • N: không thích nghi.

Dựa vào yêu cầu sinh lý cây trồng và điều kiện tự nhiên kết hợp với yêu cầu kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời cũng các định được các yêu cầu về chất lượng đất đai mà trong đó các đặc tính chẩn đoán cho từng chất lượng đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến các loại hình sử dụng đất đai nào đó, từng cơ cấu sử dụng đất đai chọn ra được chấït lượng đất đai tương ứng. Từ đó thành lập được bảng phân cấp yếu tố thích nghi cho từng cơ cấu sử dụng đất đai. Kết quả phân cấp này được hình thành trên cơ sở các tài liệu kết quả thí nghiệm, kết quả đánh giá đất đai và các tài liệu điều tra có liên quan. Trên cơ sở các đặc tính đất đai có trong các bản đồ đơn tính được cung cấp từ phòng Nông nghiệp, địa chính và quản lý thuỷ nông huyện Kế Sách, các bảng phân cấp yếu tố cho các kiểu sử dụng đất đai được chọn lọc được trình bày như sau:

Bảng 1: Phân cấp các đặc tính chẩn đoán của các đơn vị bản đồ đất đai

Qua Bảng 1 cho thấy có 6 đặc tính chẩn đoán được sử dụng để đánh giá thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng được chọn lọc trong toàn huyện Kế Sách. Trong đó quan trọng nhất là yếu tố chẩn đoán : độ sâu xuất hiện tàng phèn và độ sâu xuất hiện pyrite (chất sinh phèn), đã quyết định đến các loại cây trồng; trong khi đó thì yếu tố về khả năng cấp nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng vụ và cơ cấu mùa vụ của hệ thống cây trồng trên vùng này. Tùy theo kiểu sử dụng đất đai mà các yếu tố chẩn đoán này sẽ hiện diện khác nhau, các yếu tố chẩn đoán ảnh hưởng lên từng kiểu sử dụng đất đai (LUT) được mô tả trong Bảng 4. Sự phân cấp cho khả năng thích nghi đất đai của từng kiểu sử dụng (LUT) của từng yếu tố chẩn đoán được trình bày chi tiết trong các Bảng 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Bảng 2: Bảng chất lượng đất đai, yêu cầu sử ụng đất đai và yếu tố chẩn đoán cho từng kiểu sử dụng đất đai của huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Bảng 4: Phân cấp yếu tố LUT 1: lúa 3 vụ (ĐX-HT-TĐ)

Bảng 5 Phân cấp yếu tố LUT 2: lúa 2 vụ (HT-ĐX sớm) và 2 màu (XH – HT sớm).

Bảng 6: Phân cấp yếu tố LUT 3: Lúa 2 vụ (HT-ĐX) và màu (XH).

Bảng 7: Phân cấp yếu tố LUT 4: Chuyên màu

Bảng 8: Phân cấp yếu tố LUT 5: 2 lúa và thuỷ sản (tôm, cá)

Bảng 9: Phân cấp yếu tố LUT 6: Cây ăn trái

Kết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai

Phân hạng khả năng thích nghi đất đai được thực hiện theo quy trình đánh giá đất đai. Kết quả này có được là do sự so sánh chất lượng đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai với yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố. Trong đánh giá thích nghi của các cây trồng kết hợp, trước hết là đánh giá thích nghi cho từng lọai cây trồng, sau đó kết hợp lại theo một cơ cấu để thích nghi chung. Một cách tổng quát, khả năng thích nghi của một hệ thông cây trồng bao gồm nhiều loại cây trồng thì tổng thích nghi sẽ là cái giới hạn thấp nhất của loại cây trồng đó trong hệ thống. Kết quả phân hạng khả năng thích nghi hiện tại của các kiểu sử dụng đất đai được trình bày trong Hình 2.

Trong quá trình đối chiếu khả năng thích nghi của huyện Kế Sách cho thấy trong điều kiện tự nhiên thì hầu hết các vùng ngập sâu và có sự hiện diện của đất phèn thì hầu như không thích nghi với các kiểu sử dụng. Do đó, để nâng cấp khả năng thích nghi đòi hỏi phải có những điều kiện để nâng cấp thích nghi. Hai điều kiện quan trong nhất cho nâng cấp thích nghi là phải có biện pháp bao đê và cải tạo phèn. Khi bao đê chống ngập úng và cải thiện phèn bằng cách rữa phèn hay bón vôi sẽ là cho cấp thích nghi được nâng lên. Các điều kiện nâng cấp thích nghi và kết quả nâng cấp thích nghi được trình bày trong phần phụ chương.

Bảng 11 cho thấy được khả năng thích nghi của từng kiểu sử dụng đất đai cho từng đơn vị bản đồ đất đai đã được nâng cấp tức có sự cải thiện chất lượng đất đai. Qua kết quả cho thấy sau khi nâng cấp có rất nhiều đơn vị đất đai đã thích nghi với nhiều kiểu sử dụng đất đai, trong đó cụ thể nhất là đất trồng lúa 3 vụ và 2 lúa+2màu; chuyên Màu, cây ăn trái và lúa-thủy sản... Trong tương lai nếu hoàn chỉnh các hệ thống thủy nông nội đồng và nạo vét tốt các kinh chính sẽ đưa được nước tưới cho vùng này và tăng lên 3 vụ lúa và cải tạo những khu vực phèn và quản lý tốt nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp.

Phân vùng thích nghi đất đai:

Qua kết quả thống kê diện tích và chồng lắp giữa các bản đồ thích nghi theo các mô hình đất đai khác nhau, bảng tổng hợp phân nhóm vùng thích nghi được hình thành và trình bày trong bảng.

* Nhóm vùng I: trong vùng thích nghi này, các đơn vị thích nghi với nhiều mô hình sử dụng đất đai, trong đó bao gồm thích nghi S1 cho hầu hết các kiểu sử dụng cũng như các loại cây trồng cạn. Nhóm vùng này có diện tích 20.050,56ha (69,94%) diện tích toàn huyện và thích nghi được với 6 mô hình sử dụng đất đai. Đây là vùng có khả năng chọn lựa các mô hình sử dụng đất đai theo định hướng phát triển của Huyện.

* Nhóm vùng II: trong vùng thích nghi này thích nghi S1 cho mô hình cây ăn trái, các đơn vị còn lại thì thích nghi với nhiều mô hình sử dụng đất đai, nhóm vùng này chiếm diện tích ít hơn là: 3.641,79ha (12,71%).

* Nhóm vùng III: trong vùng thích nghi này, thì thích nghi cao S1 cho Cây màu, còn lại có khả năng S2 cho thích nghi với có nhiều triển vọng hơn đối với các kiểu sử dụng còn lại. Với tổng diện tích là 3.982,60ha (13,9%).

* Nhóm vùng IV: trong vùng thích nghi này, thì số lượng mô hình thích nghi S1 ít hơn so với vùng I và II, khả năng cho thích nghi với lúa, màu kết hợp với thủy sản có nhiều triển vọng hơn, vùng này chiếm diện tích nhỏ 994,52 (3,47%).

Phân vùng thích nghi được trình bài qua bản đồ dưới đây:

0