Học liệu mở và các khái niệm cơ bản
Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đưa toàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy ...
Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đưa toàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí.
Với tiêu chí “Tri thức là của chung của nhân loại và tri thức cần phải được chia sẻ”, rất nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu trên thế giới đã tham gia phong trào học liệu mở và lập lên Hiệp hội Học liệu mở (OpenCourseWare Consortium) để chia sẻ nội dung, công cụ cũng như phương thức triển khai học liệu mở sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Giảng viên, sinh viên và người tự học ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là từ các nước đang phát triển như Việt Nam, đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các tri thức mới.
Tài nguyên giáo dục Mở là các tài liệu học tập được sử dụng, tái sử dụng và tái phân phối một cách tự do.
Thuật ngữ Tài nguyên giáo dục mở (OER) lần đầu tiên được thông qua tại diễn đàn UNESCO năm 2002 về tác động của Open Course Ware (OCW) cho giáo dục đại học của các nước đang phát triển dưới sự tài trợ của Quỹ William và Flora Hewlett. Tài nguyên giáo dục mở bao gồm:
- Nội dung học: Các khoá học đầy đủ, các tài liệu học tập, các module nội dung, các đối tượng học tập, tuyển tập, tạp chí,…
- Công cụ: Phần mềm hỗ trợ việc tạo lập, phân phối, sử dụng và cải thiện nội dung học tập mở bao gồm cả việc tìm kiếm và tổ chức nội dung, các hệ thống quản lý nội dung và quá trình học tập (CLMS), các công cụ phát triển nội dung, và các cộng đồng học tập trực tuyến.
- Các tài nguyên bổ sung