31/05/2018, 08:03
Món bánh xèo ốc gạo Cần Thơ
Ốc gạo có mặt khắp miền sông nước Cửu Long và nhiều nhất phải kể là cù lao Tân Phong (Tiền Giang), cồn Phú Đa (huyện Chợ Lách - Bến Tre), Sa Đéc (Đồng Tháp), Nông trường sông Hậu (Cần Thơ)… Với người miền Tây con ốc gạo từ lâu đã quá quen thuộc, nhất là mùa nước nổi vào tháng ...
Ốc gạo có mặt khắp miền sông nước Cửu Long và nhiều nhất phải kể là cù lao Tân Phong (Tiền Giang), cồn Phú Đa (huyện Chợ Lách - Bến Tre), Sa Đéc (Đồng Tháp), Nông trường sông Hậu (Cần Thơ)…
Với người miền Tây con ốc gạo từ lâu đã quá quen thuộc, nhất là mùa nước nổi vào tháng 4, 5 âm lịch. Ốc gạo thịt trắng đục, béo thươm hường được luộc lên với xả tươi, chấm cùng nước mắm xả ớt thơm ngon. Nếu thích có thể đem ốc gạo mang xào với xả ớt ăn chung với cơm nguội thì không còn gì có thể sánh bằng.
Kế đến là phần vỏ bánh quyết định đến 90% chất lượng của bánh xèo, bột được dùng để đổ bánh xèo phải là bột gạo nguyên chất, được cho vào thêm một quả trứng gà để bánh không quá mềm và không dễ bị rách. Sau đó người ta thêm vào bột bánh một ít bột nghệ, gia vị như muối,đường, hành lá cắt nhuyễn, nước cốt dừa.
Có thể nói công đoạn đó bánh xèo phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của thợ. Phải đổ sau cho chiếc bánh xèo phải vừa mềm, vừa giòn, bánh không bị vỡ, khi đổ xong phải có hai mặt vàng ươm đều màu.
Cũng như bánh xèo thông thường, bánh xèo ốc gạo cũng được ăn kèm rau xanh, xà lách, rau sống. Cho miếng bánh xèo, cùng tôm, ốc, giá sống lên trên lá rau ranh, có thể cho một ít bún, cuộc tròn lại và chấm vào chén nước mắm tỏi ớt thơm ngon.
Đảm bảo khi đó bạn sẽ không bao giờ quên được mùi vị của món bánh xèo ốc dân dã nhưng lại chứa đựng biết bao mùi vị của làng quê miền Tây Nam Bộ này.