Mối quan hệ giữa nghiệp vụ thị trường mở với các công cụ khác của chính sách tiền tệ, vai trò của Ngân hàng Trung ương, ưu nhược điểm của thị trường mở
Để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương sử dụng nhiều công cụ đa dạng. Chẳng hạn, tuỳ theo yêu cầu mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng, Ngân hàng Trung ương có thể tăng hoặc hạ lãi suất tái chiết khấu, hoặc giảm tỷ lệ dự ...
Để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương sử dụng nhiều công cụ đa dạng. Chẳng hạn, tuỳ theo yêu cầu mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng, Ngân hàng Trung ương có thể tăng hoặc hạ lãi suất tái chiết khấu, hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hay mua hoặc bán các chứng khoán có giá. Trong các công cụ đó thì nghịêp vụ thị trường mở có thể sử dụng rất linh hoạt trong bất kỳ loại chính sách tiền tệ nào. Nó là công cụ điều tiết vĩ mô. Nghiệp vụ thị trường mở có tác động thông qua 'hiệu ứng thông báo' ít hơn chính sách lãi suất chiết khấu và chính sách dự trữ bắt buộc. Nó tạo ra cuộc cạnh tranh giữa các thành phần ngân hàng và thành phần không phải là ngân hàng, có khả năng thanh toán, nhất là về khối lượng, có thể đạt được mục tiêu một cách vừa hữu hiệu, vừa phù hợp với thị trường cả về xu hướng tăng hoặc giảm.
Ở các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn quá độ chuyển từ nền kinh tế mệnh lệnh trước đây sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chỉ có một số rất ít nước có được thị trường lý tưởng - là điều kiện cho thị trường mở hoạt động một cách linh hoạt. Tuy nhiên, hoạt động thị trường mở ở cách này hay cách khác có thể và nên được tiến hành trong các thị trường không lý tưởng hoàn toàn nhưng có các giai đoạn phát triển theo hướng có sự phát triển và cạnh tranh. Trong những trường hợp như vậy thì hoạt động thị trường mở cần phải có giới hạn theo từng giai đoạn. Sự tham gia của Ngân hàng Trung ương sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường, dù vậy Ngân hàng Trung ương cần chú ý rằng viếc tham gia vào thị trường sẽ không được phép có ảnh hưởng hoặc làm tăng thêm rủi ro trong bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng Trung ương. Một Ngân hàng Trung ương sẽ có khả năng hoạt động có hiệu quả hơn nếu bảng danh mục tài sản của nó có tính lỏng cao và không có rủi ro.
Ưu điểm
Khi sử dụng công cụ này Ngân hàng Trung ương chủ động can thiệp về khối lượng nhiều hay ít tuỳ ý, thời gian tuỳ thuộc vào thời gian mà Ngân hàng Trung ương muốn điều chỉnh lượng tiền cung ứng, Ngân hàng Trung ương có thể quyết định mua, bán chủng loại giấy tờ có giá để nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Công cụ này có tính linh hoạt cao, bất kỳ lúc nào sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương đều tác động đến tiền trung ương sau đó ảnh hưởng đến lãi suất. Ngân hàng Trung ương có thể điều chỉnh được lượng mua và bán tuỳ ý, thông qua giá mua và giá bán mà Ngân hàng Trung ương có thể mở rộng hay thu hẹp lượng tiền trung ương, và có khả năng điều chỉnh sai lầm nếu đã bán không phù hợp hoặc đã mua không phù hợp.
Nhược điểm
Hạn chế lớn nhất của nghiệp vụ này là để công cụ này phát huy hiệu quả thì quốc gia đó phải có thị trường tài chính phát triển, hàng hoá của thị trường là các giấy tờ có giá ngắn hạn phải phong phú và đa dạng. Ngân hàng Trung ương phải có khả năng dự báo được vốn khả dụng của toàn hệ thống để can thiệp mua, bán, có như vậy việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiền cung ứng. Khi Ngân hàng Trung ương mua, bán làm tác động đến lượng tiền trung ương, từ đó sẽ ảnh hưởng tới lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, vì vậy để tránh ảnh hưởng này thì Ngân hàng Trung ương phải có các giải pháp xử lý phù hợp.