Mô hình thực thể liên kết (Mô hình ER)
Mô hình thực thể liên kết dựa trên cơ sở nhận thức của thế giới thực bao gồm tập các đối tượng cơ sở được gọi là các thực thể và một tập các liên kết giữa các đối tượng này. Mô hình dữ liệu ER là một trong các mô hình dữ liệu ngữ nghĩa. Khía cạnh ngữ nghĩa của mô hình ở chổ cố gắng biểu diễn các ...
Mô hình thực thể liên kết dựa trên cơ sở nhận thức của thế giới thực bao gồm tập các đối tượng cơ sở được gọi là các thực thể và một tập các liên kết giữa các đối tượng này. Mô hình dữ liệu ER là một trong các mô hình dữ liệu ngữ nghĩa. Khía cạnh ngữ nghĩa của mô hình ở chổ cố gắng biểu diễn các ngữ nghĩa của dữ liệu trong thế giới thực.
2.1.1. Các khái niệm cơ sở
Có 3 ký hiệu cơ bản mà mô hình thực thể liên kết sử dụng: Các tập thực thể, các tập liên kết và các thuộc tính
a. Các tập thực thể
Một thực thể là một đối tượng cụ thể hay trừu tượng trong thế giới thực mà nó tồn tại và có thể phân biệt được với các đối tượng khác. Chẳng hạn như một sinh viên trong một lớp học là một thực thể. Một nhóm các thực thể giống nhau tạo thành một tập thực thể. Ví dụ như tập thực thể sinh viên.
b. Các thuộc tính và khoá
Các tập thực thể có các đặc tính được gọi là các thuộc tính. Mỗi thuộc tính có một miền giá trị
§ Việc lựa chọn các thuộc tính thích đáng đối với các tập thực thể là một bước quan trọng trong việc thiết kế sơ đồ cơ sở dữ liệu khái niệm.
§ Mỗi thuộc tính hay một tập các thuộc tính mà giá trị của nó xác định duy nhất mỗi thực thể trong tập thực thể được gọi là khoá đối với tập thực thể này.
§ Về nguyên tắc, mỗi tập thực thể có một khoá do chúng ta giả định rằng mỗi thực thể là phân biệt với các thực thể khác.
c. Các liên kết
§ Một liên kết là một sự kết hợp giữa một số thực thể. Chẳng hạn, có thể xác định một liên kết mà nó kết hợp một sinh viên A với một lớp B. Liên kết này nói rằng sinh viên A là một thành viên của lớp B. Một tập liên kết là một tập các liên kết cùng kiểu.
§ Một cách hình thức, một liên kết giữa các tập thực thể là một danh sách có thứ tự các tập thực thể, một tập thực thể có thể xuất hiện nhiều hơn một lần trong danh sách.
d. Các phân cấp “is-a”
Chúng ta nói A là-một B, nếu tập thực thể B thực sự là tổng quát hoá của tập thực thể A, hay nói một cách khác A là một kiểu đặc biệt của B. Mục đích của các liên kết “là-một” giữa các tập thực thể A và B là như vậy A có thể kế thừa các thuộc tính của B, nhưng A cũng có thể bổ sung thêm một số thuộc tính riêng mà B không có.
Ví dụ 2.1. Một trường Đại học có tập thực thể Sinh viên với các thuộc tính như Mã sinh viên, Tên sinh viên, quê quán. Nếu chúng ta xét tập thực thể sinh viên Khoa CNT trong tập thực thể Sinh viên trên thì những sinh viên này có thêm các thuộc tính Khả năng lập trình, Thiết kế Web…… Như vậy ta nói Sinh viên CNTT “là-một” Sinh viên.
2.1.2. Sơ đồ thực thể liên kết (sơ đồ ER)
Việc tóm tắt những thông tin cần lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu đối với một thiết kế sử dụng các sơ đồ ER là rất có ích. Trong sơ đồ ER, chúng ta sử dụng các ký hiệu sau để biểu diễn các thành phần của sơ đồ:
§ Các hình chữ nhật biểu diễn các tập thực thể.
§ Các hình Oval biểu diễn các thuộc tính, chúng được nối đến với các tập thực thể bởi các cạnh không định hướng. Có thể gạch chân đối với thuộc tính khoá của tập thực thể.
§ Các hình thoi biểu diễn các liên kết. Chúng được nối đến các tập thực thể bởi các cạnh có thể định hướng hoặc không định hướng.