25/05/2018, 08:42

Mấy vấn đề về nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn nhân lực là một khái niệm rộng, bao gồm những nhân tố, những tiêu chí cả về vai trò xã hội của con người, cả về nhân cách, cả về hoạt động vật chất lẫn tinh thần, nói lên vai trò của con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ ...

Nguồn nhân lực là một khái niệm rộng, bao gồm những nhân tố, những tiêu chí cả về vai trò xã hội của con người, cả về nhân cách, cả về hoạt động vật chất lẫn tinh thần, nói lên vai trò của con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội trong sự phát triển của xã hội. Khái niệm nguồn nhân lực, được hiểu, đó là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội… tạo thành năng lực của con người và của cộng đồng người. Năng lực đó khi sử dụng, phát huy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội… Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nguồn nhân lực. Theo Ủy ban văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) thì phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ sự hành nghề của dân cư trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ sự chiếm lĩnh, ngành nghề mà là con người có nhu cầu sử dụng năng lực của nó để tiến tới có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Cho dù khái niệm phát triển nguồn nhân lực được xem xét ở những góc độ khác nhau, tuỳ theo lĩnh vực mà họ quan tâm, nhưng tựu trung lại thì phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia, một vùng lãnh thổ là nhằm tạo ra sự biến đổi số lượng và chất lượng về mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức, tinh thần của từng người lao động, tạo lập một cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp lý và sử dụng năng lực của con người cùng với đội ngũ của họ vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội. Phát triển nguồn nhân lực là tổ hợp của những phương thức nhằm phát huy, khơi dậy và sử dụng khả năng có được của con người, là sự lựa chọn tối ưu phương thức hoạt động làm tăng tiềm lực con người và phát huy hiệu quả tiềm lực ấy trong phát triển xã hội. Nguồn nhân lực mà chúng ta cần phát triển bao gồm toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội và các thế hệ những người lao động tiếp tục tham gia vào quá trình ấy. Nguồn nhân lực ấy, một mặt là dấu hiệu định hướng đã, đang và sẽ hình thành, mặt khác, nó là tổng thể của những dấu hiệu định tính về trí lực, kỹ năng, thái độ và phong cách làm việc, sự liên kết và đồng thuận giữa các cá nhân và nhóm xã hội.

  1. Phát triển nguồn nhân lực
  2. Thực trạng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh
    1. Lao đông đang làm việc
    2. Trình độ chuyên môn của lao động
  3. Thực trạng nguồn lao động ở nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
  4. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
    1. Các giải pháp chính sách tạo chỗ làm việc và giải pháp việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp, nông thôn thành phó Hồ Chí Minh
      1. Phát triển kinh tế hộ bền vững
      2. Tổ chức các hinh thức kinh tế hợp tác
      3. Hỗ trợ vốn
    2. Giải pháp đào tạo hướng nghiệp
      1. Nâng cao trình độ văn hóa
      2. Tổ chức dạy nghề hướng nghiệp
    3. Giải pháp chính sách về tiền lương, tiền công

Xem chi tiết tại đây

0