Mẫu báo cáo tài chính theo quyết định 48
Lập báo cáo tài chính là khâu quan trọng cuối cùng trong quy trình làm kế toán của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được lập với mục đích tổng hợp, trình bày tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của DN một cách tổng quát, toàn diện nhất trong kỳ kế toán năm tài chính. Dưới đây là mẫu ...
Lập báo cáo tài chính là khâu quan trọng cuối cùng trong quy trình làm kế toán của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được lập với mục đích tổng hợp, trình bày tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của DN một cách tổng quát, toàn diện nhất trong kỳ kế toán năm tài chính. Dưới đây là mẫu báo cáo tài chính theo quyết định 48:
Theo chế độ kế toán hiện hành thì mẫu báo cáo tài chính theo quyết định 48 dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:
1. Báo cáo tài chính bắt buộc:
– Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 – DNN
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 – DNN
– Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 – DNN
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:
– Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN
2. Báo cáo tài chính không bắt buộc:
Báo cáo này không bắt buộc nhưng lại được khuyến khích lập:
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DNN
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác.
Tải về mẫu báo cáo tài chính theo quyết định 48:
Bảng cân đối kế toán (mẫu B 01 – DNN). Tải về
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B 02 – DNN). Tải về
Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09 – DNN)
Bảng cân đối tài khoản (mẫu F 01 – DNN). Tải về
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DNN). Tải về
Lưu ý: Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, các chỉ tiêu cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp; Trường hợp có sửa đổi thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.