14/01/2018, 00:59

Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư Mẫu số 01 - Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng - Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng nêu rõ tình hình những mặt được và chưa được ...

Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

 - Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng

nêu rõ tình hình những mặt được và chưa được của quản lý kế hoạch, thực hiện kế hoạch đầu tư, quản lý các chương trình đầu tư công cũng như các dự án đầu tư các dự án nhà nước,... đã được VnDoc cập nhật và gửi đến các bạn có hiệu lực mới nhất.

Mẫu số 01. Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, cả năm ban hành theo Thông tư 22/2015/TT-BKHĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư.


Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư

Nội dung  như sau:

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
--------


Số:     /BCGSĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

..........., ngày ... tháng .... năm...........

BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ

(6 tháng/năm)

Kính gửi:.............................................................

I. TÌNH HÌNH BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CÁC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ THEO THẨM QUYỀN:

  • Nêu các văn bản hướng dẫn được ban hành trong kỳ báo cáo (số văn bản, ngày tháng ban hành, trích yếu văn bản).
  • Đánh giá sơ bộ hiệu quả và tác động của các văn bản hướng dẫn được ban hành đối với việc quản lý đầu tư.

II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUY HOẠCH (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).

  1. Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý.
  2. Việc quản lý thực hiện các quy hoạch theo quy định.
  3. Các vướng mắc chính và kiến nghị các biện pháp giải quyết

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).

  • Tổng hợp số liệu về kế hoạch vốn đầu tư trong năm;
  • Tình hình thực hiện vốn đầu tư trong kỳ (giá trị khối lượng thực hiện);
  • Kết quả huy động và giải ngân vốn đầu tư trong kỳ;
  • Tình hình nợ đọng vốn đầu tư (nếu có);
  • Tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư (nếu có).

(Kèm theo phụ biểu 01)

IV. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ CÔNG (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).

1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư.

2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư chương trình.

3. Tình hình thực hiện các chương trình.

a) Việc quản lý thực hiện chương trình: lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết triển khai chương trình; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình;

b) Việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án thành phần thuộc chương trình;

c) Tình hình thực hiện chương trình: tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình; giá trị khối lượng thực hiện;

d) Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: việc huy động vốn cho chương trình; giải ngân; nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có);

đ) Năng lực tổ chức thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình và việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của chủ dự án thành phần;

4. Các vướng mắc chính và kiến nghị các biện pháp giải quyết.

(Kèm theo phụ biểu 02)

V. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).

1. Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư.

2. Việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư.

3. Tình hình lập, thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán.

4. Tình hình thực hiện các dự án:

a) Việc quản lý thực hiện dự án: lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án; tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch;

b) Tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án;

c) Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: việc huy động vốn cho dự án; giải ngân (tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán); quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý;

d) Năng lực tổ chức thực hiện dự án và việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, của ban quản lý dự án và các nhà thầu;

đ) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;

e) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

5. Tình hình khai thác, vận hành dự án đã hoàn thành.

6. Các vướng mắc chính và kiến nghị các biện pháp giải quyết.

(Kèm theo phụ biểu 03)

VI. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).

1. Tình hình xây dựng và công bố danh mục dự án;

2. Tình hình thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

3. Tổng hợp tình hình thực hiện Hợp đồng dự án;

4. Việc chấp hành quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

5. Việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các bên ký kết Hợp đồng dự án trong việc thực hiện Hợp đồng dự án.

6. Tình hình khai thác, vận hành, dự án.

7. Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;

(Kèm theo phụ biểu 04)

VII. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHÁC (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).

1. Việc thực hiện thủ tục đề nghị quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).

2. Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án.

3. Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, góp vốn pháp định (đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có yêu cầu phải có vốn pháp định).

4. Tình hình khai thác, vận hành dự án: kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.

5. Việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định.

6. Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).

7. Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

8. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có).

9. Các vướng mắc phát sinh và kiến nghị giải pháp xử lý.

(Kèm theo phụ biểu số 05)

VIII. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).

1. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo.

2. Đánh giá chất lượng của các báo cáo.

3. Kết quả kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư trong kỳ.

  • Số dự án được kiểm tra; mức độ đạt được so với kế hoạch (kèm theo danh mục các dự án được người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước tổ chức kiểm tra);
  • Số dự án được đánh giá; mức độ đạt được so với kế hoạch (kèm theo danh mục các dự án được đánh giá theo từng loại đánh giá);
  • Các phát hiện chính sau khi kiểm tra, đánh giá các dự án.

4. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư trong kỳ tiếp theo (kèm theo danh mục các dự án dự kiến sẽ kiểm tra, đánh giá trong kỳ).

5. Đánh giá chung về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong kỳ.

6. Kết quả xử lý sau giám sát, đánh giá đầu tư.

7. Các vướng mắc chính và kiến nghị các biện pháp giải quyết.

IX. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).

1. Tình hình triển khai công tác giám sát đầu tư của cộng đồng: Công tác đào tạo, tăng cường năng lực; cơ cấu tổ chức, kinh phí hoạt động; số dự án được giám sát;...

2. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của Ủy ban MTTQ các cấp.

3. Đánh giá chất lượng của các báo cáo.

4. Các phát hiện chính của công tác giám sát đầu tư của cộng đồng:

a) Sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch liên quan và kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

b) Việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư;

c) Những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án.

d) Phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.

đ) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư.

5. Kết quả xử lý sau giám sát đầu tư của cộng đồng.

6. Các khó khăn vướng mắc, kiến nghị giải pháp xử lý.

(Kèm theo phụ biểu 06)

(Nội dung giám sát sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện, định kỳ hằng năm)

IX. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Các đề xuất về đổi mới cơ chế, chính sách, điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành.

2. Các đề xuất về tổ chức thực hiện.

0