Lý thuyết: Triết học Anh thế kỷ XVII
Lý thuyết: Triết học Anh thế kỷ XVII Bước sang, thời cận đại, bắt đầu từ thế kỷ XVII, nước Anh đạt được sự phát triển thịnh vượng về kinh tế và xã hội, trở thành một trong những cường quốc tư bản lớn nhất ở Tây Âu ...
Lý thuyết: Triết học Anh thế kỷ XVII
Bước sang, thời cận đại, bắt đầu từ thế kỷ XVII, nước Anh đạt được sự phát triển thịnh vượng về kinh tế và xã hội, trở thành một trong những cường quốc tư bản lớn nhất ở Tây Âu
Bước sang, thời cận đại, bắt đầu từ thế kỷ XVII, nước Anh đạt được sự phát triển thịnh vượng về kinh tế và xã hội, trở thành một trong những cường quốc tư bản lớn nhất ở Tây Âu. Giai cấp tư sản Anh ngày càng khẳng định vai trò của mình trong đời sống xã hội của đất nước, tập hợp lực lượng chống lại chế độ phong kiến đã lỗi thời. Cuộc cách mạng tư sản (1642 - 1648) đã làm rung chuyển cả châu Âu, báo hiệu một thời kỳ lịch sử mới đã bắt đầu.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nước Anh cũng đạt được sự phát triển rực rỡ về khoa học và văn hoá. Các nhà triết học Anh thế kỷ XVII là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản Anh trước và sau cách mạng. Do ảnh hưởng mạnh mẽ của nền sản xuất công trường thủ công, của sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, ấn loát..., cùng với sự phát triển các ngành khoa học thực nghiệm mà các nhà triết học Anh thời kỳ này đều thiên về lập trường duy vật và duy cảm, để cao vai trò đặc biệt của thực nghiệm và cảm tính trong nhận thức. Tính duy vật và duy cảm là một trong những đặc trưng của triết học Anh thế kỷ XVII. Đồng thời, sự không triệt để của cách mạng tư sản Anh, cùng với ảnh hưởng của các thế lực tôn giáo trong đời sống xã hội đã làm cho thế giới quan của các nhà duy vật Anh trở nên thiếu triệt để. Việc can thiệp thô bạo của nhà thờ vào công việc quốc gia thể hiện rõ nhất qua việc vua Henrích VIII nảm 1534 được coi là đứng đầu giáo hội. Bối cảnh lịch sử đó không thể không ảnh hưởng lớn tới triết học Anh thế kỷ XVII.
soanbailop6.com