12/01/2018, 16:57

Tính nhân đạo và chủ nghĩa cộng sản không tưởng

Tính nhân đạo và chủ nghĩa cộng sản không tưởng Bước sang thế kỷ XVI, những mầm mống của nền sản xuất tư bản không chỉ xuất hiện ở Italia, mà còn ở nhiêu nước Tây Âu khác như Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha V.V.. Với sự phát triển mạnh về kinh tế và xã hội của các nước đó theo con đường tư bản ...

Tính nhân đạo và chủ nghĩa cộng sản không tưởng

Bước sang thế kỷ XVI, những mầm mống của nền sản xuất tư bản không chỉ xuất hiện ở Italia, mà còn ở nhiêu nước Tây Âu khác như Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha V.V.. Với sự phát triển mạnh về kinh tế và xã hội của các nước đó theo con đường tư bản chủ nghĩa

Bước sang thế kỷ XVI, những mầm mống của nền sản xuất tư bản không chỉ xuất hiện ở Italia, mà còn ở nhiêu nước Tây Âu khác như Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha V.V.. Với sự phát triển mạnh về kinh tế và xã hội của các nước đó theo con đường tư bản chủ nghĩa, Italia dần dần mất đi vai trò bá quyền về kinh tế cũng như chính trị trong các quan hệ quốc tế. Đến cuối thế kỷ XVI, nước Anh trở thành cường quốc có nền sản xuất công trường thủ công tư bản chủ nghĩa phát triển nhất so với các nước khác, vào thời kỳ này có nhiều cuộc xâm lược của Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha... sang các nước thuộc địa nhằm mở rộng thị trường.

Cùng với sự lớn mạnh của sản xuất là sự phát triển tư tưởng, văn hoá ở các nước đó, đỉnh cao của nó là chủ nghĩa nhân đạo. Nhiều nhà tư tưởng tiến bộ thời kỳ này, mặc dù xuất thân từ các tầng lớp thượng lưu trong xã hội, nhưng họ không chỉ đấu tranh vì lợi ích của riêng giai cấp mình. Như Ăngghen nhận xét: họ ít nhiều mang tính phiêu lưu của thời đại bấy giờ. Các nhà tư tưởng này mong muốn xây dựng một xã hội mới, phồn vinh và đem lại hạnh phúc cho đông đảo mọi người. Mục đích của họ là sự phồn vinh của xã hội nói chung. Mặt khác, thời kỳ này ở Anh cũng như nhiều nước khác là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản, với phương thức đặc trưng là chiếm đoạt. Điều đó dẫn đêsn bất công và nhiều tệ nạn xã hội. Đây cũng là lý do chính để các nhà nhân đạo như Tômát Morơ, Cămpanenla... phê phán xã hội đương thời và có ý tưởng về một xã hội mới.

a, Tômát Morơ (1478 - 1535)

Tômát Morơ (Thomas More) là nhà nhân đạo nổi tiếng người Anh, một trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản không tưởng. Phê phán mọi bất công và tệ nạn của xã hội Anh thời đó, ông ví đây là một chế độ mà trong đó "cừu ăn thịt người" - ám chỉ sự bất công trong xã hội. Chính các chủ trại chăn nuôi, vì lợi ích phát triển công nghiệp dệt, đã tước đoạt các cánh đồng, làng mạc của những người nông dân nghèo khó, biến chúng thành những đồng cỏ nuôi cừu, đẩy hàng vạn người tới cảnh không nơi nương tựa, không có tư liệu sản xuất để sinh sống.

Nguyên nhân của mọi bất công và tệ nạn xã hội, theo Morơ, là sự thống trị của chế độ tư hữu. Ông nói: "ở đâu có tư bản thì ở đó tiền là thước đo tất cả, làm sao mà ở đó có được sự công minh và công việc quốc gia đúng đắn". Morơ khẳng định, chính chế độ tư hữu làm cho người ta ích kỷ. Từ đó, ông xây dựng tác phẩm nổi tiếng "Utôpia” (nghĩa là không tưởng), trong đó đưa ra mô hình xã hội lý tưởng xây đựng trên hòn đảo U - tô - pia do ông tự nghĩ ra. Theo ông, xã hội đó phải dựa trên sở hữu cộng đồng, trong đó, mọi sản phẩm lao động làm ra phải được phân phối đều. Để làm được điều này, xã hội phải giảm thời gian lao động xuống còn 6 giờ mỗi ngày. Số thời gian còn lại dành cho mọi ngưòi phát triển nhân cách của mình về mọi mặt. Mọi thành viên trong xã hội đều phải được bình đẳng. Trong xã hội không có sở hữu tư nhân cũng như tiền tệ. Cả lao động trí óc và lao động chân tay của mọi người đều được coi trọng. Chúng không còn chỉ là nhu cầu cuộc sống mà còn là nhu cầu đạo đức.  

Chịu nhiều ảnh hưởng của các tư tưởng Cơ đốc giáo, nhà nhân đạo Anh khẳng định người lãnh đạo xã hội lý tưởng đó là Utôp - chủ nhân hòn đảo U - tô - pia và là người xây dựng mọi chuẩn mực đạo đức, chính trị - xã hội của U- tô - pia. Nhà nhân đạo Anh nhấn mạnh rằng, chính xuất phát từ người lãnh đạo quốc gia mà mọi điều tốt lành hay tai hoạ của xã hội sẽ lan truyền ra toàn dân. Hơn nữa, theo Morơ, xã hội vẫn cần có những người nô lệ chuyên làm các công việc nặng nhọc. Trong u - tô - pia mọi ngưòi có quyền tự do tín ngưỡng. Tôn giáo là cần thiết đối với xã hội. Ở U - tô - pia, cho phép có những nhà vô thần, nhưng họ bị coi là vô đạo đức.

b, Tômađô Cămpanenla (1568 - 1639)

T.Cămpanenla là nhà khoa học tự nhiên, nhà cộng sản không tưởng nổi tiếng người Italia. Phát triển các tư tưởng nhân đạo của Tômát Morơ, ông cho rằng, phải cải tạo lại toàn bộ xã hội thì mới bảo đảm cho con người hạnh phúc. Ông đưa ra mô hình xã hội lý tưởng xây dựng trên tác phẩm Thành phố Mặt trời mà ông tưởng tượng ra. Theo Cămpanenla, nguyên nhân cơ bản của mọi bất công xã hội là do tồn tại chế độ tư hữu sinh ra kẻ giàu, người nghèo. Vì vậy, xã hội tương lai tốt đẹp phải là một xã hội cộng đồng, bởi vì tính ích kỷ là nguyên nhân của mọi điều ác. Chính sự bình đẳng cộng đồng là cần thiết, vì nó phù hợp với sự có mặt khắp nơi của Thượng đế. Tuy nhiên, khác với Morơ, Cămpanenla cho rằng, việc xoá bỏ chế độ tư hữu phải đi đôi với việc triệt tiêu gia đình, bởi vì việc xuất hiện gia đình dẫn đến nảy sinh sở hữu tư nhân. Vì thế, xã hội tương lai phải dựa trên chế độ quần hôn, và do đó, cần phải giám sát chặt chẽ những đứa trẻ được sinh ra bằng các phương pháp nhân chủng học. Trong Thành phố Mặt trời tất cả mọi người đều phải lao động. Số giờ làm việc mỗi ngày giảm xuống còn 4 giờ để tạo điều kiện cho mọi công dân có thời gian nghỉ ngơi, phát triển mọi mặt nhân cách. Theo Cămpanenla, đứng đầu xã hội là nhà lảnh đạo tối cao. Đó là vị linh mục đứng đầu Thành phố Mặt trời, uyên bác về nhiều lĩnh vực. Vị linh mục (hay còn gọi là nhà Siêu hình học) này quản lý xã hội dựa trên một số nhà thông thái về từng lĩnh vực như nhà kinh tế, nhà chính trị, V.V.. Trong Thành phố Mặt trời, chính quyền gắn chặt với khoa học và tôn giáo.

Nhìn chung các quan niệm của Cămpanenla, củng như của Tômát Morơ đều mang tính không tưởng vì chúng không tìm được các lực lượng xã hội thực hiện các ý tưởng đó. Cả Morơ và Cămpanenla đểu mơ ước xây dựng một xã hội cộng đồng, nhưng hoàn toàn không nhận thấy vai trò của lợi ích cá nhân trong hoạt động con người. Có thể nói, các quan niệm xã hội của Morơ và Cămpanenla thực chất là chủ nghĩa cộng sản Cơ đốc giáo thời đó Chúng mang tính nhân đạo sâu sắc.

Tóm lại, trong tư tưởng thời kỳ Phục hưng đã diễn ra sự thay đổi cơ bản so với thời trung cổ. Thần học và tôn giáo mặc dù còn ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực thế giới quan của con người, nhưng không đóng vai trò độc quyền thống trị như trước nữa. Xu hướng tư tưởng thời kỳ này là đề cao con người và vì con người. Luận điểm nổi tiếng của Prôtagor thời cổ "con người là thước đo tất thảy mọi vật" được coi là phương châm tư tưởng thời kỳ này các giá trị văn hoá của con người, nhất là các giá trị nghệ thuật được đặc biệt coi trọng. Đó là nền tảng tư tưởng và sự chuẩn bị cho hàng loạt các bước phát triển nhảy vọt về văn hoá, tư tưởng thời kỳ cận đại ở Tây Âu.

Ở thời kỳ cận đại, liên tiếp diễn ra các cuộc cách mạng tư sản làm rung chuyển ngai vàng của chế độ phong kiến phương Tây, đẩy nó mau chóng tới chỗ sụp đổ. Trong bối cảnh khoa học phát triển như vũ bão, vấn đề thực sự đặt ra là: Con người nhận thức thế giới nhứ thế nào ? Tư tưởng phương pháp luận trở thành một trong những chủ đề chính của triết học thời kỳ này. Vai trò của triết học giờ đây đã thay đổi. Nó không còn bị coi là ”đầy tớ của thần học" như thời trung cổ nữa. Đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội, đồng thời thể hiện thế giới quan và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản trong thời kỳ bình minh, đầy tính cách mạng của nó, triết học và khoa học giơ đây được coi là vì con người và của con người. Nếu như thời kỳ Phục hưng do sự phát triển cao về văn hoá, nghệ thuật nên triết học chủ yếu bàn vể các vấn đề nhân văn và gắn liền với các vấn đề lý luận, phát triển nghệ thuật, thì sau g thời kỳ cận đại, nó sát cánh cùng với các khoa học trong cuộc dấu tranh, chống lại ý thức hệ phong kiến. Các vấn đề nhận thức và phương pháp luận được đề cao. Cùng với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa, duy vật, các cuộc bút chiến giữa các quan niệm duy cảm và duy lý, giữa những người siêu hình học và những người bài xích nó... cũng diễn ra gay gắt.

Tất cả những điều đó nói lên sự đa dạng của triết học Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII

soanbailop6.com

0