24/05/2018, 14:58

Lý thuyết Shannon về mật mã

Năm 1949, Claude Shannon đưa ra lý thuyết về các hệ thống mật. Lý thuyết này có ảnh hưởng lớn tới việc nghiên cứu mật mã. Theo Shannon, có hai cách tiếp cận về tính bảo mật của một hệ mật mã là: bảo mật tính toán được (computational security) và bảo mật ...

Năm 1949, Claude Shannon đưa ra lý thuyết về các hệ thống mật. Lý thuyết này có ảnh hưởng lớn tới việc nghiên cứu mật mã. Theo Shannon, có hai cách tiếp cận về tính bảo mật của một hệ mật mã là: bảo mật tính toán được (computational security) và bảo mật không điều kiện (unconditional security).

Các hệ mật mã được xếp vào nhóm “Bảo mật tính toán được” nếu tồn tại một giải thuật phá vỡ hệ mật mã với không quá N phép tính toán (N là số đủ lớn). Tuy vậy, trên thực tế chưa có hệ mật mã nào, về mặt thực hành, được chứng minh là thỏa tiêu chí này. Vì vậy, khi đưa một hệ mật mã vào nhóm này, ta cần chỉ ra sự tồn tại một giải thuật tốt nhất để phá vỡ hệ mã nhưng với khối lượng tính toán cực lớn vượt quá khả năng tính toán của máy tính hoặc thời gian tính toán cho phép. Về lý thuyết, người ta thường chỉ đưa ra một bằng chứng về độ bảo mật bằng cách chuyển tương đương về một bài toán khó trong toán học.

Một hệ mật mã được xếp vào nhóm “Bảo mật không điều kiện” nếu với mọi nguồn lực tính toán cần thiết chúng ta cũng không thể phá vỡ hệ mã.

0