Lý thuyết Phương trình lượng giác cơ bản
1. Phương trình sinx = a (1) - |a| > 1: Phương trình vô nghiệm. - |a| ≤1: Gọi α là một cung sao cho sinα = a. Khi đó (1) ⇔ sinx = sin α và (1) có các nghiệm: x = α + k2π, k ∈ Z và x = π-α + k2π, k ∈ Z ...
1. Phương trình sinx = a (1)
- |a| > 1: Phương trình vô nghiệm.
- |a| ≤1: Gọi α là một cung sao cho sinα = a. Khi đó (1) ⇔ sinx = sin α và (1) có các nghiệm: x = α + k2π, k ∈ Z và x = π-α + k2π, k ∈ Z
Chú ý
+ Khi - π/2 ≤ α ≤ π/2 và sin α = a thì ta viết α= arcsina.
+ Phương trình sinx = sinβo có các nghiệm: x = βo +k360o, k ∈ Z và x = 180o - βo +k360o, k ∈ Z.
+ Trong một công thức nghiệm của phương trình lượng giác, không dùng đồng thời hai đơn vị độ và radian.
2. Phương trình cosx = a (2)
- |a| > 1: Phương trình (2) vô nghiệm.
- |a| ≤1: Gọi α là một cung sao cho cosα = a. Khi đó (2) ⇔ cosx = cosα và (2) có các nghiệm: x = ±α + k2π, k ∈ Z.
Chú ý
+ Khi 0 ≤ α ≤ πvà cos α = a thì ta viết α= arccosa.
+ Phương trình cosx = cosβo có các nghiệm: x =± βo +k360o, k ∈ Z.
3. Phương trình tanx = α (3)
- Phương trình (3) xác định khi x ≠ π/2+kπ, k ∈ Z.
- ∀a ∈ R, tồn tại cung α sao cho tan α = a. Khi đó (3) ⇔ tanx = tan α và (3) có nghiệm: x = + kπ, k ∈ Z.
Chú ý
+ Khi - π/2 < α < π/2 và tan α = a thì ta viết α= arctana.
+ Phương trình tanx = tanβo có các nghiệm: x = βo +k180o, k ∈ Z.
4. Phương trình cotx = α (4)
- Phương trình (4) xác định khi x ≠ kπ, k ∈ Z.
- ∀a ∈ R, tồn tại cung α sao cho cotα = a. Khi đó (4) ⇔ cotx = cot α và (4) có nghiệm: x = + kπ, k ∈ Z.
Chú ý
+ Khi 0 < α < π và cotα = a thì ta viết α= arccota.
+ Phương trình cotx = cotβo có các nghiệm: x = βo +k180o, k ∈ Z.
Tham khảo thêm các Bài tập trắc nghiệm Đại số và giải tích 11