Lý thuyết Điện thế nghỉ
Lý thuyết Điện thế nghỉ -Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương. ...
Lý thuyết Điện thế nghỉ
-Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
- Nguyên nhân có điện thế nghỉ chủ yếu là do:
+ Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào.
+ Các cổng kali mở (tính thấm chọn lọc đối với K+) nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.
+ Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bảo giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
♦ Quan sát hình 28.1 và cho biết cách đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực Ống.
Trả lời:
Sử dụng một máy đo điện thế cực nhạy để đo điện thế nghỉ của tê bào thần kinh. Đặt điện cực thứ nhất của máy đo điện thế lên mặt ngoài của màng tế bào, còn điện cực thứ hai thì đâm xuyên qua màng tế bào, đến tiếp xúc với tế bào chất (hình 28.1).
♦ Nghiên cứu bảng 28 và hình 28.2, sau đó trả lời các câu hỏi sau:
- Ở bên trong tế bào, loại ion dùng nào có nồng độ cao hơn và loại ion dương nào có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào?
- Loại ion dương nào đi qua màng tế bào và nằm sát lại mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong mang tích điện âm?
Trả lời
- Ở bên trong tế bào, ion K+ có nồng độ cao hơn và ion Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.
- Mặt ngoài màng tế bào tích điện dương là do: K+ khi đi qua màng ra ngoài, mang theo điện tích dương ra theo dẫn đến phía mặt trong màng trở nên âm. K+ đi ra bị lực hút trái dấu ở phía mặt Trong màng giữ lại nên không đi xa mà nằm lại sát ngay phía mặt ngoài màng làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.