Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Hướng dẫn I. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP Bài tập 1 Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, trả lời các câu hỏi sau. a) Trong một bài hoặc một đoạn văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biếu cảm vì các yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ ...
Hướng dẫn
I. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP
Bài tập 1
Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, trả lời các câu hỏi sau.
a) Trong một bài hoặc một đoạn văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biếu cảm vì các yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài, đoạn văn được rõ ràng cụ thể sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
b) Có điều cần lưu ý các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không được phá vỡ mạch nghị luận của bài hoặc đoạn vãn.
Bài tập 2
Biết vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ. Trong rất nhiều trường hợp, để bài (đoạn) văn nghi luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì người viết (người nói) còn phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh nữa.
Chẳng hạn đoạn trích ở sách giáo khoa, tác giả chủ yếu dùng phương thức nghị luận để bàn bạc vấn đề có nên chi dựa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hằng năm của người Việt Nam hay không, hay cần tính đến cả chỉ số GNP nữa? Vì sao? Tuy nhiên trong vàn bản nghị luận này ông còn vận dụng kết hợp yếu tố thuyết minh ở những kiến thức mà bài viết cung cấp cho người đọc về GDP và GNP.
Chính yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ tốt cho bài viết vì đã đem lại những tri thức khoa học giúp người đọc hiểu biết rõ ràng đúng đắn hơn về vấn đề đang được nêu ra bàn bạc.
Bài tập 3
Học sinh dựa theo gợi ý của sách giáo khoa tự viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biếu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề "Nhà văn mà tôi hâm mộ do câu lạc bộ văn học của nhà trường tổ chức".
II. LUYỆN TẬP Ở NHÀ
Bài tập 1
Những nhận xét trên đây không đúng. Bởi vì cái hay của đoạn, bài vãn nghị luận không được quyết định bởi có hay không có, có nhiều hay có ít các yếu tố hỗ trợ tự sự, miêu tả, biểu cảm và thuyết minh. Điều phải lưu ý là các yếu tố hỗ trợ ấy được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc hay không và chúng có phát huy được hết tác dụng của mình hay không trong việc nâng cao hiệu quả nghị luận.
Bài tập 2
Học sinh tự viết một bài (đoạn) văn nghị luận theo yêu cầu. Nên tham khảo bài Đọc thêm ở sách giáo khoa.
Mai Thu