Lưu Bị
(161 – 223) là một vị tướng, nhà quân phiệt, trở thành hoàng đế khai quốc và xây dựng Thục Hán thời Tam Quốc. Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung tả là“ Một vị anh hùng không thích đọc sách mấy,tính ôn hòa, ít nói, ...
(161 – 223) là một vị tướng, nhà quân phiệt, trở thành hoàng đế khai quốc và xây dựng Thục Hán thời Tam Quốc.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung tả là“
Một vị anh hùng không thích đọc sách mấy,tính ôn hòa, ít nói, mừng giận không lộ ra sắc mặt, nhưng lại có chí lớn, chỉ thích kết giao với các tay hào kiệt trong thiên hạ. Người này mình cao bảy thước rưỡi, hai tai chảy xuống gần vai, mắt trông thấy được tai, hai tay buông khỏi đầu gối, mặt đẹp như ngọc, môi đỏ như thoa son. ”
Kết nghĩa vườn đào
tự là Huyền Đức, người huyện Trác (nay thuộc tỉnh Hà Bắc). Ông là con Lưu Hoằng, cháu Lưu Hùng, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Đến đời , nghiệp nhà sa sút, đành dựa vào nghề đan giày, bện chiếu mà sống. Ông đọc sách mà không chịu dụng công, lại thích chơi chó cưỡi ngựa, thích nghe âm nhạc, nghiên cứu cách ăn mặc. Ông thích kết giao với người hào kiệt, cùng Quan Vũ, Trương Phi đối xử với nhau rất tốt. Ông nhờ tham gia trấn áp khởi nghĩa quân Khăn vàng mà nổi lên, từng theo Công Tôn Toản tham gia quân Quan Đông đánh Đổng Trác.
Không có đất cắm dùi
trong thời gian trước khi gặp Khổng Minh thì phải đi nương nhờ nhiều người. Đầu tiên mượn quân của Công Tôn Toản đến Từ Châu giúp Đào Khiêm chống lại Tào Tháo, Đào Khiêm mến nên có ý nhượng Từ Châu cho nhưng không nhận và ra trấn giữ Tiểu Bái. Đào Khiêm bệnh mất, trước khi mất đã cầu xin nhận Từ Châu. bất đắc dĩ phải nhận. Sau đó Lữ Bố thua trận đến nương nhờ , muốn nhường Từ Châu cho Lữ Bố. Lữ Bố toan nhận nhưng thấy Quan Công, Trương Phi không hài lòng nên chối từ. Sau đó, nhân lúc đánh Viên Thuật, giao Từ Châu lại cho Trương Phi, Lữ Bố đánh úp Từ Châu khiến phải đến nương nhờ Tào Tháo, nhờ Tào Tháo giúp đánh lại Lữ Bố.
Tào Tháo đánh bại Lữ Bố ở thành Hạ Bì, thắt cổ Lữ Bố ở lầu Bạch Môn rồi dẫn về triều đình ra mắt Hán Hiến Đế. Hán Hiến Đế xem trong gia phả rồi nhận làm chú, từ đó còn được gọi là Lưu Hoàng thúc. Hán Hiến Đế bị Tào Tháo ức hiếp nên viết tờ “Y đái chiếu” cho Đổng Thừa nhờ Đổng Thừa diệt Tào Tháo. Đổng Thừa liên kết với và Mã Đằng. sau đó xin Tào Tháo đi diệt Viên Thuật rồi trốn khỏi Tào Tháo. Tào Tháo đem quân đánh , ba anh em Lưu, Quan, Trương thất tán mỗi người một nơi. đến nương nhờ Viên Thiệu, sau Quan Vũ chém chết 2 tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương, Văn Xú nên suýt bị Viên Thiệu chém đầu. Sau đó ba anh em đoàn tụ, đến nương nhờ Lưu Biểu sau đó đồn trú ở Tân Dã, chiêu nạp hiền tài nghĩa sĩ, đi khắp nơi cầu hiền.
Gặp thời
Năm ông 47 tuổi, nghe lời Từ Thứ nói ở Long Trung (nay là Tương Dương, Hồ Bắc) có người có tài trị nước tên là Gia Cát Lượng, ông liền lặn lội đường dài, ba lần tìm đến thăm. Gia Cát Lượng cảm động vì lòng chân thành nên ra khỏi lều tranh, giúp ông trị nước.
Năm 207, Gia Cát Lượng cùng bàn về tình hình thiên hạ, kiến nghị liên kết với Tôn Quyền lấy Kinh Châu, Ích Châu, và chống họ Tào. Từ đó coi cuộc đối thoại đó là tư tưởng chiến lược thống nhất thiên hạ.
Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân từ Giang Lăng dọc Trường Giang tiến thẳng xuống Hạ Khẩu, lập tức phái Gia Cát Lượng sang Giang Đông liên hiệp với Tôn Quyền. Chu Du dùng hoả công đại phá quân Tháo ở Xích Bích, hình thành thế chân vạc.
Lên ngôi Hán Trung Vương
Năm 214, giả vờ đến giúp đỡ Lưu Chương, là người cùng họ, nhưng đánh lén, chiếm lấy đất Thục. Từ đó ông có cả đất Kinh Châu và Ba Thục, trở thành một quyền lực lớn ở phía Tây, nhưng quân sư là Bàng Thống chết trong cuộc chiến.
Năm 219, quân chiếm được Hán Trung, giết được Hạ Hầu Uyên, và tự xưng là Hán Trung Vương. Ông phong Ngũ Hổ Tướng gồm có: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Ngụy Diên được cho trấn thủ Hán Trung.
Năm 220, sau khi Tào Phi xưng đế (Ngụy Văn Đế), tự lập làm hoàng đế, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục nhà Hán (sử gọi là Thục Hán), đóng đô ở Thành Đô.
Kết cục
Liên minh Thục - Ngô có lẽ sẽ kéo dài và Thục sẽ không mất nếu như không xảy ra biến cố Tôn Quyền sai đại tướng Lã Mông đánh úp lấy Kinh Châu, chém Quan Vũ, khiến nổi giận mang quân báo thù làm cho quan hệ liên hiệp giữa Tôn Quyền và tan vỡ, chiến tranh Ngô-Thục nổ ra. Cũng bắt đầu từ đấy hễ Thục bị Ngụy tấn công thì Ngô không thèm dòm tới cũng như Ngô bị Ngụy xâm lăng thì Thục cũng không tiến sang đông. (“Sử Trung Quốc” của Nguyễn Hiến Lê).
Năm 221, lấy danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ, cất đại quân đánh Ngô, Tôn Quyền rất lo ngại nên sai Lục Tốn đứng ra chỉ huy. Trong trận Di Lăng, bị Lục Tốn đánh cho thua to. Năm sau, bị bệnh mất ở thành Bạch Đế (nay là huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên), hưởng thọ 62 tuổi. Ông được truy tôn là Hán Chiêu Liệt Hoàng đế. Con trưởng là Lưu Thiện lên kế vị, tức là Hán Hậu Chủ.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa được ca ngợi như người “Thương dân, lấy dân làm gốc”, và hay lấy đức để thu phục người khác. Tuy nhiên rõ ràng là người có tham vọng rất lớn, và là một lãnh đạo biết nắm bắt cơ hội. Ông cùng Lã Bố ở Từ Châu, Lã Bố từng cứu mạng ông, nhưng lại khuyên Tào Tháo giết Lã Bố, trừ đi mối họa sau này. Sau đó ông phản Tào Tháo để chạy theo Viên Thiệu, sau đó rời bỏ Viên Thiệu để nương nhờ Lưu Biểu. Sau trận Xích Bích, ông chớp thời cơ chiếm lấy Kinh Châu trước quân Ngô, lập Lưu Kỳ làm bù nhìn.
Rõ ràng nhất là việc phản bội Lưu Chương, trở mặt đánh chiếm đất Thục, rồi cho Lưu Chương chức “quan Huyện” để giam lỏng. lại "lừa dối" thông gia, mượn Kinh Châu rồi không chịu trả. Ông cũng cho người giết Bành Dạng, một trong số những người giúp ông chiếm Ba Thục. Và sự nhanh nhạy của cũng bộc lộ phần nào trong các mẩu chuyện như “Mượn sấm để lừa Tào Tháo”, “Quẳng con mua lòng tướng”.
là một nhà lãnh đạo có sức hút và rất giỏi thu phục lòng người. Ông có trong tay khá nhiều nhân tài, những người này đều trung thành theo ông tới chết (không như nhà Ngụy diễn ra nhiều cuộc phản loạn, tiêu biểu là cha con Tư Mã Ý giết vua Ngụy chiếm ngôi).
Tài cầm quân của , tuy không bằng Tào Tháo, nhưng cũng không phải thấp. Khi Kinh Châu bị Tào Tháo vây, có 4.000 quân, chiêu hàng được vài ngàn nạn dân Ô Hoàn, rồi lại được Đào Khiêm cấp 4.000 quân nữa, có hơn 1 vạn người mà đã phá được vòng vây, cùng Đào Khiêm thế thủ ở Đan Dương.
Khi về với Tào Tháo, mang 1000 quân đi chặn đánh hàng vạn quân Viên Thuật. Thuật bị thua trận phải quay trở lại và kiệt sức ốm chết. Cùng lúc, mang 1000 quân đuổi được Thuật bèn chính thức ly khai khỏi Tào Tháo, mang quân chiếm lại Từ Châu, giết chết Xa Trụ.
Có ý kiến cho rằng Tào Tháo bỏ cơ hội đánh Tây Xuyên vì ông không đánh giá cao tài năng quân sự của và trở về để lo dọn đường cho việc xưng vương. Đầu năm 219, qua sông Miện Thuỷ, dựa vào sườn núi Định Quân đóng quân. Hạ Hầu Uyên không biết là kế, mang toàn quân đến vây đánh, bị phục binh của tướng Hoàng Trung từ trên núi đổ xuống đánh ngang sườn. Uyên và Thứ sử Ích châu là Triệu Ngung cùng tử trận. chiếm được Hán Trung.
Ngụy vương Tào Tháo được tin, đích thân mang đại quân từ Tràng An qua hang Tà Cốc vào Xuyên để quyết chiến. giữ thế phòng thủ không ra giao chiến. Qua hơn 1 tháng khiêu chiến không đánh được trận nào, quân Tào mệt mỏi. lại sai người lọt vào hàng ngũ quân Tào làm nội ứng, phao tin đồn khiến quân Tào chán nản phải rút lui. Tào Tháo lúc đó tuổi đã cao, sức lực không còn tráng kiện; ông liệu thế không thể thắng được , đành hạ lệnh lui quân. Trước khi rút lui, ông nói với các tướng: Ta vốn không tin là có tài cán tới như thế. Nhưng bên cạnh y hiện đã có người tài (chỉ Pháp Chính).
Các sử gia Trung Quốc đánh giá câu nói này là lời tự trấn an tinh thần cho mình theo kiểu A.Q
Với tài thu phục nhân tâm, thu nạp được rất nhiều người tài. Thuở lập nghiệp, ông dù tay trắng nhưng 2 mãnh tướng Quan Vũ, Trương Phi vẫn bất chấp khó khăn mà phụng sự ông. Sau này, ông có 1 quân sư giỏi là Từ Thứ, nhưng sau đó, vì bị Tào Tháo mang tính mạng của mẹ mình ra doạ nên Từ Thứ phải bái biệt , đi sang với Tào Tháo. Nhưng trước khi đi, Từ Thứ có nói với rằng
Dù Thứ này đi sang với tên hoạn quan Tào Tháo nhưng cả đời, Thứ thề không cống hiến cho hắn bất kì 1 kế nào.
Và Từ Thứ còn tiến cử Gia Cát Lượng - 1 con người cực kì tài giỏi làm quân sư cho . đã tới tìm Gia Cát Lượng, mời về làm quân sư cho mình. Sau đó, có thêm 1 đại quân sư nữa là Bàng Thống - 1 người ngang tài với Gia Cát Lượng.
Vợ:
- Cam phu nhân
- My phu nhân
- Tôn phu nhân (Tôn Thượng Hương)
- Ngô hoàng hậu[1]
Con:
- Lưu Thiện
- Lưu Vĩnh
- Lưu Lý