25/05/2018, 09:22

Lưới kéo tầng đáy

Cấu tạo của lưới kéo gồm: áo lưới, các dây giềng và các trang thiết bị phụ trợ (H .1 ) . Hình dạng tổng thể của lưới kéo Áo lưới Áo lưới kéo bao gồm 4 phần chính: Cánh ...

Cấu tạo của lưới kéo gồm: áo lưới, các dây giềng và các trang thiết bị phụ trợ (H.1).

Hình dạng tổng thể của lưới kéo

Áo lưới

Áo lưới kéo bao gồm 4 phần chính: Cánh lưới, lưới chắn, thân lưới, và đụt lưới (H.2a). Ngoài ra trong từng phần lưới ciòn được chia phụ thêm dựa theo kích thước mắt lưới và độ thô chỉ lưới (H.2b)

Thành phần của áo lưới

Cánh lưới

Để làm ra cánh lưới người ta có thể đan một mạch để tạo thành tấm lưới theo phương pháp tăng hoặc giảm, hoặc có thể sử dụng tấm lưới đã được dệt sẳn rồi cắt ra thành từng tấm lưới có hình dạng nào đó, sau đó các tấm này được ráp lại bằng các đường sươn quấn hoặc có thể kết hợp giữa cả đan và cắt.

Cạnh mắt lưới, theo qui luật đi từ miệng trở vào thân và đụt thì nhỏ dần, mắt lưới tại đụt là nhỏ nhất. Vật liệu làm lưới có thể bằng sợi thiện nhiên, như sợi bông, đay, gai,... hoặc bằng vật liệu sợi tổng hợp như Polyetylene, Nilon,... Hiện nay sợi thiên nhiên ít được sử dụng trong nghề cá, bởi cường độ đứt thấp và dễ bi mục nát khi để lâu trong nước.

Biên ngoài của cánh lưới thường có 3 dạng sau: hình nón, hình phỏng nón và hình chữ nhật.

Biên ngoài của cánh lưới

Ở đây, độ dốc của đường biên được đánh giá bằng độ nghiêng K. Độ nghiêng K được tính như sau:

K = tg α = b h size 12{K= ital "tg"α= { {b} over {h} } } {}

hay: K=B1−B22h size 12{K= { {B rSub { size 8{1} } - B rSub { size 8{2} } } over {2h} } } {}

trong đó: B1 = 2.a.n1.U1

B 2 = 2.a.n 2 .U 1

h = 2.a.m 2 .U 2

Độ nghiêng K

ở đây: a là kích thước cạnh mắt lưới; n1n2 tương ứng là số mắt lưới của cạnh đáy trên và đáy dưới; U1U2 tương ứng là hệ số rút gọn ngang và hệ số rút gọn đứng của tấm lưới.

Lưu ý:

  • Khi độ nghiêng K nhỏ, thì lưới sẽ dài, gây tốn nhiều nguyên vật liệu, giá thành sẽ cao.
  • Nếu độ nghiêng K lớn, lưới sẽ nhẹ, giá thành thấp, nhưng cá dễ thoát ra ngoài.

Đầu cánh lưới

Hiện nay, lưới kéo trên thế giới có các dạng đầu cánh lưới như sau: đầu cánh thẳng; đầu cánh hình thang; đầu cánh cắt vát; và đầu cánh dạng đuôi én.

Đầu cánh lưới

Trong các dạng đầu cánh như trên thìđầu cánh đuôi én thường được áp dụng nhất bởi cho độ mở cao là lớn nhất. Thực nghiệm về độ mở cao của các loại đầu cánh cho thấy rằng nếu ta giả định là độ mở cao của đầu cánh đuôi én là 100% thì đầu cánh đuôi thẳng và đầu cánh rút ngắn có độ mở cao là 70%; đầu cánh hình thang là 75%; và cầu cánh cắt vát là 80%. Do vậy, tùy theo đối tượng đánh bắt mà ta chọn đầu cánh có độ mở cao thích hợp.

Cánh lưới

Trên thế giới hiện nay có các dạng cánh lưới sau:

Cánh lưới

Tác dụng của cánh lưới lưới là để tăng diện tích vây vét cá, tôm. Cánh lưới càng dài thì diện tích vây vét càng lớn, nhưng sức cản cũng tăng lên. Để giảm lực cản cho cánh lưới, người ta nối thêm viền trống. Tác dụng của viền trống giúp đưa ván lưới ra xa cánh, giảm sự cố gây rách cánh lưới, đồng thời tạo điều kiện cho ván làm việc an toàn, ổn định. Viền trống đồng thời cũng là một cánh lưới giả có khả năng lùa quét cá, tôm.

  • Chiều dài lưới chắn: Llưới chắn = (0,3-0,4).B
  • Chiều dài lưới cánh: Lcánh = (0,2-0,3).B

Lưu ý:Cánh lưới kéo tầng giữa thì ngắn hơn cánh lưới kéo tầng đáy.

  • Chiều dài hàm trên: Lhàm trên = (0,12-0,2).B

ở đây: B là chiều rộng kéo căng của tấm lưới chắn.

  • Độ nghiêng của tấm lưới chắn: K = 0,2-0,3
Cấu tạo cánh lưới

Thân lưới

Tác dụng của thân là tiếp tục lùa và hướng cá vào đụt. Do thân lưới phải dài nên than có thể được phân thành nhiều đoạn thân có kích thước cạnh mắt lưới và độ thô chỉ lưới khác nhau.

Hiện nay có 3 dạng thân lưới sau: thân hình nón; thân phỏng nón; và thân hình chữ nhật.

Thân lưới

- Chiều dài của thân: Lthân = (0,2-0,6).B

nhưng thường thấy nhất là : Lthân = (0,3-0,4).B

trong đó: B là chiều rộng kéo căng của mép trên của thân.

- Độ nghiêng của thân: K = (0,2-0,3) nghĩa là α = (16-18)o

Đụt lưới

Đụt lưới là nơi giữ cá, chứa cá và bắt cá. Do đó nhiệm vụ của đụt là không để cho cá thoát ra ngoài, cũng như không cho cá đóng vào lưới. Vì thế, đụt lưới là nơi có kích thước mắt lưới là nhỏ nhất và độ thô chỉ lưới lớn nhất so với các phần thân và cánh (d/a >>). Ta có các dạng kiểu đụt lưới sau:

Đụt lưới

Trong quá trình làm việc đụt lưới kéo luôn bị ma sát với nền đáy, nên đụt thường bi mài mòn, do đó, ổ phần đụt ngưới ta còn làm thêm áo bao đụt, áo này có độ thô chỉ lưới lớn hơn và chống mài mòn tốt hơn so với áo đụt lưới.

Độ nghiêng của phần đụt : K = 0,12-0,16

Độ rộng phần đụt thì phụ thuộc vào chiều rộng của phần dùng cho trượt lưới khỏi tàu (ở đuôi tàu), phụ thuộc vào lực kéo của máy tời và phụ thuộc vào lượng cá chứa trong đụt lưới. Ta có thể tính chiều dài đụt lưới kéo theo công thức sau:

L = G q + n size 12{L= { {G} over {q} } +n} {}

trong đó: G là sản lượng (theo tấn) của một mẽ lưới kéo.

q là trọng lượng cá chứa trong 1 m chiều dài đụt.

n là chiều dài dự trữ, thường n = 2-2,5 m

Các trang thiết bị của lưới kéo

Phao

Trong lưới kéo người ta dùng phao để nâng miệng lưới, Trước đây chủ yếu là dùng phao thủy tĩnh, ngày nay người ta kết hợp giữa phao thủy tĩnh và phao thủy động. Phao dùng trong lưới kéo chủ yếu là phao cầu bằng nhựa hoặc thủy tinh tổng hợp. Nhưng nhược điểm của phao hình cầu thủy tinh thường bị vỡ và ở độ sâu lớn dễ bị ngấm nước, nên chủ yếu dùng ở độ sâu nhỏ hơn 100 m nước. Ở độ sâu lớn người ta phải dùng phao kim loại (H.10).

Để nâng độ mở đứng cho miệng lưới kéo, người ta còn lắp thêm ở giềng phao bởi một số phao thủy động, phao này sẽ có sức nổi tăng lên rất lớn một khi làm việc trong môi trường có lưu tốc dòng chảy hoặc vận tốc tàu.

Các loại phao thường dùng trong lướí kéo

Nếu gọi P là lực nổi của phao thủy động, thì lực nổi này sẽ là:

P = q + R y size 12{P=q+R rSub { size 8{y} } } {}

trong đó: q là thành phần lực nổi thủy tĩnh; Ry là thành phần lực nổi thủy động

Từ đây ta thấy, nếu:

  • Nếu vận tốc nước lên phao thủy động V = 0 thì Ry = 0, khi đó: P = q, nghĩa là, lực nổi của phao thủy động sẽ bằng với lực nổi thủy tĩnh.
  • Nếu vận tốc nước lên phao thủy động V ≠ 0 thì Ry ≠ 0, khi đó: P= q +Ry, nghĩa là, lực nổi của phao thủy động sẽ bao gồm cả lực nổi thủy tĩnh và lực nổi thủy động.

Ngoài ra, để làm tăng độ mở cao cho viền phao người ta còn lắp ”diều” ở miệng lưới kéo (H.11).

Vị trí của diều trong lưới léo

Các dây giềng trong lưới kéo

Tác dụng của giềng phao và giềng chì nhằm tạo độ mở đứng cho miệng lưới kéo. Các dây giềng trống (dây đỏi), gồm: giềng trống của giềng phao (đỏi phao); giềng trống của giềng chì (đỏi chì); và giềng trống của giềng lực hông (đỏi biên) nhằm đưa ván ra xa lưới và tăng diện tích lùa quét.

Dây nâng miệng lưới chạy dọc theo giềng phao đến giữa giềng phao rồi vòng theo cánh lưới đi xuống giềng chì. Mục đích sử dụng của dây nâng miệng lưới là để nâng giềng chì nặng lên trườc khi thao tác thu lưới.

Đối với lưới cơ giới thì giềng phao gồm 3 đoạn, mỗi đoạn được làm bằng dây cáp thép có bọc sợi thực vật bên ngoài. Giềng chì cũng gồm 5-7 đoạn dây cáp thép có bọc sợi thực vật. Cần lưu ý là trong lưới kéo có hai loại giềng chì: giềng chì cứng và giềng chì mềm.

Nếu nền đáy tương đối ”mềm”, bằng phẳng thì người ta dùng giềng chì mềm. Chẳng hạn ở vùng Vịnh Bắc bộ, biển Đông-Nam bộ và vịnh Thái lan thường dùng loại giềng chì mềm này. Nếu nền đáy khá cứng, gồ ghề, lõm chỏm thì dùng giềng chì cứng để chống mài mòn, chẳng hạn một vài vùng của biển Trung bộ.

Thông thường, đối với giềng chì mềm, bên trong có lõi giềng bằng cáp thép, thì bên ngoài trước hết được quấn một lớp chỉ lưới cũ, sau đó quấn dây thừng mềm (H.12a, b, c)

Các dây giềng trong lưới kéo

  • Các giềng lực hông của thân lưới có chức năng gánh bớt các lực tải cho lưới trong quá trình dắt lưới. Đảm bảo cho lưới không bi rách do tải quá lớn tác dụng lên lưới. Các giềng này được lắp dọc từ đầu cánh ra tới đụt lưới kéo.
  • Vòng dây thắt miệng đụt được lắp được lắp quanh đụt lưới kéo thông qua hệ thống các vòng khuyên. Khi thu sản lượng người ta dùng máy tời và cần cẩu để thu dây này để nâng sản lượng lên tàu.
  • Vòng dây phân chia sản lượng được dùng khi sản lượng khai thác cao nhằm tránh trường hợp đụt bị rách do sản lượng quá nặng.
Vòng dây

Que ngáng

Que ngáng được lắp ở đầu cánh lưới, có tác dụng đảm bảo ổn định độ mở cao ban đầu của miệng lưới kéo (H.14).

Có nhiều dạng que (thanh) ngáng, gồm: que ngáng là ống thép hình trụ, dài từ (0,8-1,2)m; Que ngáng dạng con lăn; que ngáng gỗ thủ công, dài (20-30) m,...

Các dạng que ngáng và cách lắp ráp

Gần đây có nhiều lưới không dùng que ngáng. Cấu trúc lưới không dùng que ngáng thường có độ mở cao rất lớn, thường áp dụng cho khai thác cá tầng đáy và tầng giữa.

Dây cáp kéo

Dây cáp kéo dùng để kéo và đưa lưới đến độ sâu cần thiết phục vụ cho việc đánh bắt. Dây cáp kéo có thể làm bằng thừng hoặc cáp thép. Tuỳ thuộc vào công suất của tàu, tốc độ dắt lưới và sức cản của hệ thống lưới mà có độ thô khác nhau. Độ dài của dây cáp kéo phải đảm bảo đủ đưa lưới đến độ sâu cần thiết và có độ võng thích hợp sao cho lưới và ván làm việc ổn định, đồng thời phải có chiều dài dự trữ thích hợp được quấn sẵn trong tang tời lưới kéo.

Dây đỏi

Tác dụng của dây đỏi (giềng trống) ngoài việc đưa ván lưới ra xa cánh, nó còn có tác dụng lùa cá. Dây đỏi thường có đường kính lớn hơn dây cáp kéo (do có bọc thêm dây sợi thực vật bên ngoài), nhưng lực đứt nhỏ hơn dây cáp kéo. Trong quá trình làm việc nhờ vệt quét sát đáy của ván dọc theo hệ thống dây đỏi mà hình thánh nên bức tường bụi vô hình làm cho cá không dám chui qua hệ thống dây đỏi để ra ngoài miệng lưới.

Ván lưới

Ván lưới có nhiệm vụ tạo độ mở ngang cho miệng lưới, ổn định diện tích lủa quét của lưới kéo. Ván lưới được bố trí hai bên đầu cánh lưới. Ngoài ra hiện nay để tăng độ mở cao cho miệng lưới, thì ngoài phao, người ta còn lắp ván ở viền phao, gọi là “diều”. Ván lưới có rất nhiều dạng, gồm: ván chữa nhật phẳng; ván chữa nhật cong; ván bầu dục phẳng (1 khe, 2 khe, 3 khe); ván chỏm cầu; ván lá sách,... (H.15).

Ván lưới kéo thường làm bằng gỗ có nẹp thép giữ bọc lại, trong một số ván chỏm cầu chỉ dùng toàn bằng thép. Gần đây người ta sử dụng nhiều ván các loại ván bầu dục và chỏm cầu, bởi độ mở của nó lớn hơn rất nhiều so với ván phẳng.

Lực mở của ván (R) là tổng của lực cản ma sát (Rx) và lực bổng thủy động (Ry).

R → = R → x + R → y size 12{ { vec {R}}= { vec {R}} rSub { size 8{x} } + { vec {R}} rSub { size 8{y} } } {}

Hệ số lực mở của ván lưới (K) được tính như sau:

K = R y R x = C y . ρV 2 2 . S C x . ρV 2 2 . S = C y C x size 12{K= { {R rSub { size 8{y} } } over {R rSub { size 8{x} } } } = { {C rSub { size 8{y} } "." { {ρV rSup { size 8{2} } } over {2} } "." S} over {C rSub { size 8{x} } "." { {ρV rSup { size 8{2} } } over {2} } "." S} } = { {C rSub { size 8{y} } } over {C rSub { size 8{x} } } } } {}

Trong đó: CxCy, tương ứng, là hệ số lực cản ma sát và hệ số lực bổng; ρ – là mật độ chất lỏng; V – là tốc độ dịch chuyển của ván lưới; S - là diện tích ván lưới kéo.

Các loại ván lưới kéo

Cách liên kết ván vào các hệ thống lưới, dây đỏi và cáp kéo

Ta có sơ đồ liên kết ván với cáp kéo như sau (H.16):

Liên kết ván vào hệ thống lưới

Ở Việt Nam:

Số mắt lưới ở miệng x 2a miệng (mm) x Chiều dài từ cánh tới đụt (m)

Ở Trung quốc:

Chiều dài viền phao (m) x Chu vi kéo căng ở miệng (m)

Số mắt lưới ở miệng

Ở Tây Âu:

Chiều dài giềng phao (m) / Chu vi miệng lưới (m)

Sơ đồ bố trí mặt boong tàu lưới kéo đuôi và tàu lưới kéo mạn

Trong thực tế đánh bắt bằng lưới Kéo ta thấy có hai kiểu bố trí mặt boong làm việc lá bố trí trước Cabin (Tàu lưới kéo mạn) hoặc sau Cabin (tài lưới kéo đuôi). Sự bố trí này tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng nhưng cũng còn phụ thuộc vào kiểu thiết kế tàu truyền thống của từng địa phương khác nhau. Mỗi kiều bô trí đều có các ưu, nhược điểm riêng của nó.

Sơ đồ bố trí tàu lưới kéo mạn

Ta có một số sơ đồ bố trí mắt bằng boong ở một số tàu lưới kéo mạn như sau (H.17):

Sơ đồ bố trí mặt bằng ờ một số tàu lưới kéo mạn

Sơ đồ bố trí tàu lưới kéo đuôi

Ta có một số sơ đồ bố trí mặt bằng boong ở một số tàu lưới kéo đuôi như sau (H.18):

Sơ đồ bố trí mặt bằng ờ một số tàu lưới kéo đuôi

Sơ đồ bố trí hệ thống thu và thả lưới

Các trang thiết bị trực tiếp phục vụ cho khai thác lưới kéo, bao gồm các máy tời kéo và thả cáp; cần cẩu nâng lưới và ván; và một số trang thiết bị khác. Ta có sơ đồ bố trí hệ thống tời thả và thu lưới như sau (H.19):

Sơ đố bố trí các thiết bị tàu lưới kéo mạn

Kỹ thuật khai thác lưới kéo mạn

Kỹ thuật khai thác lưới kéo mạn gồm 5 bước: Chuẩn bị; Thả lưới; Dắt lưới; Thu lưới; và lấy cá (đồng thời chuẩn bị cho mẽ khai thác tiếp theo sau đó).

Chuẩn bị

Trước khi bắt đầu đi khai thác thì các công việc cần thiết phục vụ cho chuyến biển đều phải được chuẩn bị trước và đầy đủ. Phải kiểm tra lại lưới, các loại dây, đặc biệt là dây cáp kéo cần phải được so lại cho bằng nhau, có đánh dấu từng đoạn chiều dài, các lon lăn, ru-lô,... đều phải xem xét lại, thay thế nếu cần thiết. Cần dự phòng thêm một hoặc hai vàng lưới kéo để phòng khi rách hoặc mất lưới do gặp phải chướng ngại vật nền đáy trong quá trình hoạt động.

Tàu bè cũng phải được xem xét lại và nhiên liệu cho chuyến biển chuẩn bị đầy đủ. tuy hiên, nếu có thể bổ sung nhiên liệu được ở ngoài biển thì việc chuẩn bị nhiên liệu cũng tương đối vừa phải.

Lương thực, thực phẩm cũng cần phải chuẩn bị chu đáo nếu khai thác xa bờ và dài ngày.

Sau khi chuẩn bị tương đối đầy đủ các thứ cần thiết thì cho tàu hướng đến ngư trường dự định sẽ đánh bắt sau đó.

Thả lưới

Để đảm bảo cho việc khai thác được thuận lợi, ta phải theo qui trình kỹ thuật thao tác thả lưới Kéo như sau (H.20):

Qui trình kỹ thuật thao tác thả lưới kéo

Công việc xác định ngư trường, tìm ra luồng cá để thả lưới thì phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm đánh bắt của thuyền trưởng và các thiết bị thăm dò cá. Sau khi đã chọn được vị trí, khu vực thả lưới, cũng như là hướng dắt lưới thì thuyền trưởng cho tàu giảm tốc độ. Tốc độ này được tính toán dựa theo tốc độ đi tới của tàu và tốc độ thả cáp kéo.

Đối với lưới kéo mạn cần căn cứ theo hướng nước, hướng gió mà thả lưới để đảm bảo cho lưới và ván không gặp sự cố khi bắt đầu thả. Cần phải đãm bảo nguyên tắc là sau khi thả lưới xong thì mạn làm việc phải nằm về phía dưới gió. Tiếp đó, nếu thấy lưới thả ra bình thường (lưới không bị lộn, xoắn,...) thì bắt đầu thả dây đỏi.

Để đảm bảo an toàn thả lưới trong điều kiện có sóng, gió lớn thì khi khi lưới đã xuống nước cần cho tàu chạy vòng tròn để lưới mở ra theo đúng hình dạng của nó.

Trong quá trình thả ván thì đầu tiên người ta thả ván mũi trước đến khi nào ván mũi đi ngang qua máy tời thì bắt đầu thả ván đuôi, phải thả dây ra từ từ để tránh hiện tượng chéo ván, dễ gây tại nạn cho lưới. Trong quá trình thả lưới phải tìm hiểu độ sâu nơi thả lưới, cần thả sao cho dây chạm đáy biển ở độ võng thích hợp, thông thường chiều dài cáp kéo thả ra phải gấp 3-4 lần độ sâu, nếu độ sâu nhỏ hơn 100 m nước, còn nếu độ sâu lớn hơn 100 m nước thì thả cáp dài gấp 2,5-3,0 lần độ sâu khai thác.

Khi ván gần chạm đáy biển thì phải giảm tốc độ cho ván rớt êm xuống nền đáy, nhằm tránh tai nạn cho ván, bởi nếu thả ván chìm quá nhanh ván có thể bị cắm bùn. Sau khi thả ván xong thì bắt đầu thả cáp kéo đủ chiều dài cần thiết, rồi dùng máy tời kéo cáp phía ngoài vào sát chung với cáp phía trong.

Dắt lưới

Thời gian dắt lưới cũng là thời gian làm ra sản lượng khai thác. Trong một chu kỳ của mẽ lưới đánh bắt thì giai đoạn này là thời gian trực tiếp làm ra sản phẩm. Trong giai đoạn dắt lưới, cần chú ý đến hai yếu tố cần thiết và quan trọng là: tốc độ dắt lưới và thời gian dắt lưới.

Tốc độ dắt lưới thì chưa hẳn là phụ thuộc vào tốc độ di chyển của cá. Đối với mỗi loại tàu nhất định nào đó và tuỳ từng loại cá mà sẽ có tốc độ dắt lưới tối ưu. Việc xác định tốc độ dắt lưới tối ưu thì phụ thuộc vào kinh nghiệm của người khai thác, trên cơ sở xác định được tốc độ cần thiết sao cho đảm bảo vừa đủ đánh bắt cá, bởi vì tốc độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tốc độ tối ưu này thì sản lượng khai thác sẽ giảm. Thí dụ,

- nếu gọi Pp là sức kéo của tàu = hằng số (const.)

- nếu gọi R là lực cản của lưới, R = K.S.V2.

Trong điều kiện làm việc bình thường thì: R = K.S.V2 = Pp= const. Nếu vận tốc dắt lưới tăng lên n lần, thì lực cản R tăng lên n2 lần, khi đó hiệu suất khai thác sẽ giảm, bởi tốc độ di chuyển của tàu giảm.

Thời gian dắt lưới thông thường từ (0,5 –3,0) giờ. Thời gian dắt lưới ngắn hay dài là tùy thuộc vào ngư trường rộng hay hẹp, mật độ cá nhiều hay ít. Nếu thời gian dắt lưới quá ít cá sẽ không vào nhiều, rất tốn công lao động và nhiên liệu cho phải tời thu thả lưới bở việc thu thả lưới quá nhiều lần, nhưng nếu thời gian dắt lưới quá dài có thể gây quá tải cho việc kéo lưới, mặt khác cá cũng bị hư hại nhiều. Do vậy, nếu chỉ là khai thác thăm dò ngư trường thì thời gian dắt lưới thăm dò có thể từ 0,4-1,0 giờ. Còn khi khai thác ổn định thì thời gian dắt cho một mẽ lưới có thể là 3 giờ.

Trong quá trình dắt lưới cần bám sát ngư trường hoặc đàn cá, bở đàn cá có thể chỉ xuất hiện trong một vùng nhỏ hoặc nằm ở luồng lạch hẹp. Do vậy, cần thay đổi phương dắt lưới, chạy tới rồi quay đầu lại theo hướng song song với hướng trước đó, cứ thế mà chạy đi, rồi quay lại nhiều lần. Trong thời gian này cũng cần theo dõi, để ý đến diễn biến tình hình các tàu bè đi lại hoặc các phương tiện, nghề khai thác khác xung quanh khu vực tàu ta đang hoạt động nhằm tránh gây sự cố va đụng tàu thuyền khác hoặc lưới kéo của ta có thể chạy cắt ngang ngư cụ khác như là lưới rê, nghề câu,...

Thu lưới

Ta có qui trình kỹ thuật thao tác thu lưới Kéo như sau (H.21):

Qui trình kỹ thuật thao tác thu lưới kéo

Sau khi đủ thời gian mong muốn cho một mẽ lưới thì ta tiến hành thu lưới. Khi thu lưới, trước hết, ta cần giảm tốc độ tàu. Có thể cắt ly hợp số của máy tàu, chỉ cho tàu đi tới bằng trớn. Tiếp đó, cho máy tời hoạt động để thu cáp kéo, trong thời gian này cần cẩn thận xem xét coi hai ván có được cuốn lên đều không, bởi có thể có một ván bị xúc bùn, dễ gây nguy hiểm lật tàu. Đến khi nào hai ván đã lên hết trên mặt nước, ta tiến hành đưa ván lưới vào đúng giá treo của nó. Cần lưu ý là đối với lưới kéo thả mạn thì trong quá trình thu lưới cũng phải chạy vòng tròn ngược lại với quá trình thả lưới và theo nguyên tắc là mạn làm việc của tàu phải nằm cuối gió, nếu có sóng gió to.

Lấy cá

Sau khi thu lưới đến phần đụt thì cẩu đụt lên tàu, nếu sản lượng cao thì phải dùng đến dây phân chia sản lượng để cẩu từng phần, xổ cá ra, rồi tiếp tục thu phần còn lại.

Sau khi xổ tháo cá xong thì xem xét nếu thấy lưới bị rách một vài chổ nhỏ cần phải vá lại ngay, rồi thắt miệng đụt lại và tiếp tục chuẩn bị thả mẽ tiếp theo.

Sơ đồ bố trí lưới kéo đuôi

Ta có sơ đồ bố trí các trang thiết bị lưới kéo đuôi trên boong tàu như sau (H.22):

Sơ đố bố trí trang thiết bị tàu lưới kéo đuôi

Ưu điểm của tàu lưới kéo đuôi là ít tiêu hao công suất hơn so với tàu kéo mạn. Thuận tiện cho việc thao tác lưới; ít làm hư hại cá, đảm bảo hướng dắt lưới và không phải quay trở khi thả và thu lưới, nhất là trong điều kiện gặp phải sóng to, gió lớn. Hiện nay tàu lưới kéo đuôi chiếm ưu thế trong nghề lưới kéo.

Kỹ thuật khai thác lưới kéo đuôi

Nhìn chung, kỹ thuật khai thác lưới kéo đuôi cũng gồn các bước: chuẩn bị, thả lưới, dắt lưới, thu lưới và bắt cá giống như lưới kéo mạn. Nhưng ở phần thả và thu lưới thì không phải thực hiện quay trở như lưới kéo mạn, do vậy lưới kéo đuôi thường được áp dụng trong nghề khai thác bằng lưới kéo.

Đặc điểm khác biệt của lưới cào đôi là không sử dụng ván lưới. Do vậy tránh được sự cố ván cắm bùn như trong lưới cào đơn. Nhưng để miệng lưới mở ra đòi hỏi hai tàu phải đi song song nhau ở khoảng cách nhất định.

Ưu điểm của lưới cào đôi là không cần tàu phải có công suất lớn, nhưng có thể kéo được miệng lưới lớn hơn so với tàu lưới kéo đơn, nếu so cùng tổng công suất.

Nhược điểm của lưới cào đôi là đòi hỏi hai tàu phải phối hợp nhịp nhàng. Điều này không dễ thực hiện trong điều kiện sóng to, gió lớn, hai tàu có thể va vào nhau, hoạt động miệng lưới không ổn định nếu tốc độ dắt lưới không như nhau.

  • Lưới bị biến hình
  • Bị lật lưới
  • Đứt dây cáp kéo và dây đỏi
  • Bi chéo ván hoặc ván cắm bùn
  • Bị vướng chướng ngại vật dưới nền đáy.
0