Luộc rau nên cho muối sau cùng tránh mất chất
1. Làm rau củ tươi lại Rau củ để trong tủ lạnh trông thường bị mất sức sống và không còn ngon. Để làm món salad, trước khi trộn rau củ, hãy ngâm chúng trong nước lạnh với vài giọt nước chanh khoảng 15 phút. Rau sẽ xanh và trông tươi, ngon hơn. 2. Chống thâm hoa quả Để những miếng ...
1. Làm rau củ tươi lại
Rau củ để trong tủ lạnh trông thường bị mất sức sống và không còn ngon. Để làm món salad, trước khi trộn rau củ, hãy ngâm chúng trong nước lạnh với vài giọt nước chanh khoảng 15 phút. Rau sẽ xanh và trông tươi, ngon hơn.
Để những miếng táo, lê vừa mới cắt không bị đen, thâm, hãy vắt lên trên miếng táo, lê một chút nước chanh.
Khi luộc khoai tây, hãy thêm 1 nhúm muối vào nước. Mẹo vặt này giúp vỏ khoai tây dễ gọt hơn và đỡ làm mất thời gian của bà nội trợ.
4. Luộc súp lơ
Trước khi luộc súp lơ, hãy ngâm súp lơ vào nước, pha 1 thìa giấm trong khoảng 15 phút. Cách làm này giúp loại bỏ chất bẩn bám trong các kẽ súp lơ mà bạn khó rửa sạch và giết chết mọi loại côn trùng sinh sôi trong súp lơ.
Để pho mát nạo không bị dính trên dụng cụ nạo kim loại, hãy bôi một ít dầu ăn lên trên bề mặt dụng cụ trước khi nạo.
Để khoai tây nghiền mềm, nhuyễn và đủ độ đặc, hãy nghiền khoai tây cùng một chút sữa ấm.
7. Kích cà chua chín nhanh
Nếu bạn muốn cà chua chín nhanh hơn, hãy cho cà chua vào một chiếc túi giấy nâu và bảo quản trong góc tối.
8. Bảo quản gia vị khô
Gia vị và các loại rau thơm khô thường bị mất mùi do ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng mặt trời. Để đảm bảo các loại gia vị này vẫn giữ được mùi lâu, hãy bảo quản chúng trong các hộp kín khí, trong tủ đựng có màu tối.
9. Làm mềm thịt
Để làm mềm các loại thịt như thịt cừu hay thịt bò, ướp thịt với giấm, tương hạt cải hoặc đu đủ nghiền qua đêm. Trước khi chế biến, rửa sạch lớp hỗn hợp ướp và bắt đầu nấu.
10. Thêm muối vào rau
Khi chế biến các loại rau, nên thêm muối vào sau cùng vì cho muối sớm có thể hút nước ở rau và làm giảm giá trị dinh dưỡng.