14/05/2018, 16:40

Lược khảo tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, thay vào đó là chế độ chiếm hữu nô lệ, với sự thống trị của giai cấp chủ nô. Kinh tế, xã hội đã có bước phát triển đáng kể. Quan hệ hàng hoá – tiền tệ xuất hiện, xã hội phân chia thành kẻ giàu, người nghèo. Giai cấp ...

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại

Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, thay vào đó là chế độ chiếm hữu nô lệ, với sự thống trị của giai cấp chủ nô. Kinh tế, xã hội đã có bước phát triển đáng kể. Quan hệ hàng hoá – tiền tệ xuất hiện, xã hội phân chia thành kẻ giàu, người nghèo. Giai cấp chủ nô cùng với các tầng lớp chủ công trường thủ công, quý tộc, tăng lữ, con buôn, cho vay nặng lãi… hợp thành lực lượng thống trị, áp bức xã hội. Giai cấp nô lệ và các tầng lớp lao động khác hợp thành lực lượng bị thống trị, bị áp bức. Cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc              lột do các giai   cấp và   tầng  lớp  bị  thống  trị   tiến  hành là  tất   yếu,

phản ánh mâu thuẫn cơ bản trong phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong quá trình đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp đó, những ước mơ, khát vọng về một xã hội không có áp bức, không có bóc lột được ra đời và phát triển.

Những tư     tưởng xã hội chủ    nghĩa  thời  cổ đại   chủ yếu   được  thể  hiện

mới chỉ là những ước mơ, niềm khát vọng của công chúng bị bóc lột, bị áp bức. Chúng được lan truyền, được phổ biến trong công chúng lúc đầu bằng những câu chuyện kể chưa thành văn, về sau là cả những áng văn chương cổ vũ cho các phong trào đấu tranh, những cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ. Những ước mơ, khát vọng ấy chỉ mới dừng ở lòng khao khát được quay về với “thời đại hoàng kim”, mà sau này được các thánh kinh gọi là “giang sơn ngàn năm của Chúa”, tức chế độ cộng sản nguyên thuỷ: không tư hữu, không giai cấp áp bức bóc lột, mọi người đều bình đẳng, tự do, v.v..

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII

Hoàn cảnh lịch sử

Từ khoảng thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII, nhân loại có những bước tiến dài trong đời sống kinh tế – xã hội. Các công trường thủ công có tính chất chuyên môn hoá dần hình thành, thay thế cho tính chất hợp tác sản xuất theo kiểu phường hội. Sự phân hoá giai cấp diễn ra mạnh mẽ hơn và kèm theo đó là những xung đột giai cấp cũng diễn ra quyết liệt hơn. Những thành phần       đầu     tiên      của      giai      cấp tư sản                        và vô       sản được              hình thành, phát triển nhanh cùng với sự phát triển của nền công nghiệp lớn, sự mở mang thuộc địa, thị trường tư bản chủ nghĩa. Nhiều cuộc cách mạng tư sản nổ ra và thắng lợi. Giai cấp tư sản từng bước thiết lập địa vị thống trị của mình. Chủ nghĩa tư bản dần thay thế chế độ phong kiến ở phần lớn châu Âu, Bắc Mỹ. Sự tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, xung đột giai cấp diễn ra gay gắt… Những điều kiện và tiền đề ấy, đã làm tư tưởng xã hội chủ nghĩa phát triển sang một thời kỳ mới, với một trình độ mới, qua công lao và đóng góp của nhiều nhà tư tưởng vĩ đại.

Các đại biểu xuất sắc và các tư tưởng xã hội chủ nghĩa chủ yếu

– Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVI – XVII:

Chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XVI – XVII có nhiều đại biểu xuất sắc: Tômát Morơ (1478-1535); Tômađô Campanenla (1568-1639); Giêrắcdơ Uynxtenli (1609-1652). Trong đó đáng chú ý nhất là T. Morơ với tác phẩm Không tưởng nổi tiếng.

  • Tômát Morơ (1478 – 1535)

Tác phẩm chủ yếu của T. Morơ để người đời sau biết đến ông như một nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa xuất sắc là cuốn Không tưởng (Utopie) viết về cuộc sống của người dân trên đảo Utopie (chưa tồn tại ở đâu cả). Trong tác phẩm này, T. Morơ đã đề cập nhiều nội dung của tư tưởng xã hội chủ nghĩa dưới hình thức một tác phẩm văn học.

Tư tưởng cơ bản nổi bật và có tính chất chủ đạo của ông là tư tưởng cho rằng, nguyên nhân sâu xa của mọi tệ nạn xã hội, của áp bức và bất công trong lòng xã hội tư bản là chế độ tư hữu. Trên cơ sở quan niệm xuất phát điểm ấy, ông mô tả một cách tài tình tình trạng phân hoá giàu, nghèo, những áp bức và bất công trong xã hội tư bản ngay khi mới hình thành; phân tích một cách sâu sắc sự khốn cùng của người nông dân do quá trình tích luỹ nguyên thuỷ     tư        bản    mang lại…               Điều quan   trọng   và        rất căn                                     bản

trong các quan niệm xã hội chủ nghĩa của ông là ở chỗ, ông chỉ ra rằng, muốn xoá bỏ bất công, áp bức, xoá bỏ tình trạng phân hoá giàu nghèo, cần xoá bỏ chế độ tư hữu. Với quan điểm có tính chất căn bản này, ông đã được xếp vào một trong số các nhà tư tưởng cộng sản chủ nghĩa vĩ đại của thế kỷ XVI.

– Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ XVIII

Nhân loại trong thế kỷ XVIII được chứng kiến sự phát triển với tốc độ nhanh hơn của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. Các tiền đề kinh tế – xã hội và chính trị – xã hội cho sự xác lập hoàn toàn địa vị thống trị của giai cấp tư sản dần được chín muồi. Nền quân chủ chuyên chế đi vào thời kỳ suy tàn, thay vào    đó  là chính    thể cộng       hoà  tư    sản     được thiết       lập       ở Hà

Lan, Anh, Pháp, Hoa Kỳ… Tuy nhiên, cũng như cuộc Cách mạng tư sản Anh, cuộc     Cách   mạng  tư     sản     Pháp diễn       ra gay go, dai   dẳng  giữa  các tập đoàn quý     tộc, bảo  thủ   với   bộ  phận  tư   sản  mới   trong các    lĩnh   vực  công

nghiệp, thương nghiệp. Sự áp bức, bóc lột trong kinh tế cộng thêm chiến tranh, nội chiến triền miên đã làm gia tăng tính chất gay gắt của những mâu thuẫn và đối kháng giai cấp. Các phong trào phản kháng của nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị diễn ra mạnh mẽ. Để phản ánh cuộc đấu tranh ấy, đã xuất hiện nhiều nhà lý luận xã hội chủ nghĩa. Trong số đó phải kể đến các nhà tư tưởng Pháp: Giăng Mêliê, đặc biệt là Gabriendơ Mably, Grắccơ Babớp…

  • Grắccơ Babớp (1760 – 1797)

Trong bối cảnh không khí sục sôi của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789), trong xã hội đã diễn ra một sự phân bố lực lượng mạnh mẽ. Nhiều nhà tư tưởng tiểu tư sản trước đây có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa nay chuyển sang tham gia vào cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến. Giai cấp vô       sản      đã xuất         hiện               thành            một  lực  lượng và   bắt  đầu có nhu    cầu tách

khỏi khối quần chúng nghèo khổ mà từ đó nó đã sinh ra. Đại biểu xuất sắc và là một lãnh tụ của lực lượng chính trị mới này là Grắccơ Babớp. Với sự ra đời của phái G. Babớp, lần đầu tiên trong lịch sử, vấn đề đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội được đặt ra với tính cách một phong trào thực tiễn, chứ không chỉ là tư tưởng, lý luận, càng không chỉ là những khát vọng, mơ ước về chế độ xã hội mới. G. Babớp đã nêu ra bản Tuyên ngôn của những người bình dân. Đây được coi là một cương lĩnh hành động với những nhiệm vụ, những biện pháp cụ thể được thực hiện ngay trong tiến trình cách mạng.

Ngoài những tư tưởng xã hội chủ nghĩa của G. Mêliê, G. Babớp, khi nghiên cứu thời kỳ này, cũng cần chú ý đến các quan niệm tiến bộ, mang tính chất        xã     hội            chủ   nghĩa  và        cộng   sản       chủ nghĩa      của       Môrely,      của  Gabriendơ Mably.

Với Môrely, người mà cho đến nay giới sử học vẫn còn chưa biết rõ về tiểu sử của ông, tác giả của Bộ luật của tự nhiên. Trong đó ông đã trình bày một hệ thống những quan điểm có tính chất xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ    nghĩa            không  tưởng trên               cơ      sở             cho           rằng quyền                   bình   đẳng là tự

nhiên, vốn có của con người, như đã từng diễn ra trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ và vẫn tồn tại trong một số bộ lạc thời kỳ đó, chế độ tư hữu ra đời đã làm tiêu tan cái quyền bình đẳng tự nhiên ấy.

Tương tự với Môrely, lý thuyết về quyền bình đẳng tự nhiên của G. Mably (1709-1785) được coi là cơ sở trong các luận điểm xã hội – chính trị của ông.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX

Hoàn cảnh lịch sử

Cuối thế kỷ XVIII được coi là thời kỳ bão táp của cách mạng tư sản. Trên lĩnh vực kinh tế, sự ra đời của nền sản xuất công nghiệp đã diễn ra nhanh chóng ở nước Anh, một phần châu Âu lục địa và Bắc Mỹ. Sản xuất công nghiệp đã nhanh chóng làm biến đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của thế giới mà theo đánh giá của Các Mác và Phriđrích Ăngghen: chỉ sau hơn hai thế kỷ tồn tại, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một khối lượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thời đại trước gộp lại. Lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng kéo theo sự biến đổi và ngày càng hoàn thiện quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Cùng với quá trình ấy, sự ra đời và hình thành ngày càng rõ nét hai lực lượng xã hội đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản đã củng cố từng bước vững chắc địa vị thống trị của mình và cũng bắt đầu bộc lộ những bản chất cố hữu của nó: bóc lột, áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi của giai cấp mình. Trong khi đó, giai cấp công nhân xuất hiện, từng bước lớn mạnh, trở thành một lực lượng xã hội quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực xã hội – chính trị, họ cũng như các giai cấp và tầng lớp lao động khác, bị áp bức, bóc lột thậm tệ. Tình trạng bất công xã hội, bất bình đẳng và nghèo khó đè nặng lên vai họ.

Trong điều     kiện  ấy,  những   phản  kháng   đầu  tiên   của  giai   cấp  công

nhân cùng với nhân dân lao động ngày càng tăng lên. Nhận thức được sự phản kháng ấy, một bộ phận trí thức tư sản và tiểu tư sản có tư tưởng cấp tiến đã phản ánh những lợi ích, khát vọng của giai cấp công nhân và của quần chúng lao động bị áp bức chống lại sự bất công xã hội. Một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu với tên tuổi của 3 nhà tư tưởng vĩ đại: Hăngri Đơ Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê và Rôbớt Ôoen.

Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán tiêu biểu

  • Cơlôđơ Hăngri ĐơXanh Ximông (1769 – 1825)

Ông là người viết nhiều tác phẩm đề cập nhiều nội dung có tính chất xã hội chủ nghĩa.

Trước hết, ông có công lao đề cập, luận giải cho lý thuyết về giai cấp và xung đột giai cấp. Mặc dù ông chưa thể phân định chính xác về nguồn gốc cũng như bản chất kinh tế – xã hội của các giai cấp nhưng đây là một đóng góp mới của ông đối với kho tàng tri thức nhân loại về xã hội nói chung, về tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Ông tự tuyên bố là người phát ngôn của giai cấp cần lao và giải phóng giai cấp ấy là mục đích cuối cùng của những nỗ lực mà ông thực hiện trong cuộc đời.

Ông cũng chỉ ra tính chất nửa vời, thiếu triệt để và không vì lợi ích của nhân dân lao động, của cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789, nên theo ông cần có một cuộc cách mạng mới, một cuộc “tổng cách mạng”. Để thực hiện cuộc cách mạng mới đó, ông chủ trương phải bằng “con đường bình yên chung”,                          mặc dù thời    trẻ ông   từng   cống hiến   sức lực  của  mình trong

cuộc kháng chiến chống xâm lược của những người anh em ở Bắc Mỹ.

Quan niệm của ông về chế độ sở hữu của xã hội tương lai chứa đựng mâu thuẫn. Một mặt, ông cho rằng, trong xã hội ấy, chế độ sở hữu phải được tổ chức sao cho có lợi nhất cho toàn xã hội. Nhưng mặt khác, ông lại không chủ trương           xoá         bỏ   chế độ tư       hữu,             mà     chỉ cố  gắng   xoá bỏ sự                                      phân

hoá giàu nghèo một cách quá đáng, thông qua và bằng cách thực hiện chế độ tư hữu một cách phổ biến.

  • Sáclơ Phuriê (1772 – 1837)

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương gia không mấy suôn sẻ trong việc buôn bán, S. Phuriê sớm được tiếp xúc với thương trường của xã hội tư bản phát triển. Là một người không được học hành đến nơi đến chốn, nhưng bù lại ông có một trí thông minh tuyệt vời. Tinh tế trong quan sát, sắc sảo trong nhận xét đánh giá, ông nắm rất vững phép biện chứng trong quan sát, phát hiện và phân tích vấn đề, sử dụng tài tình nguyên tắc antinomi trong trình bày các quan niệm về xã hội… Đó là những đặc thù trong nhân cách của S. Phuriê.

Ngay từ khi chủ nghĩa tư bản đang ở trong buổi bình minh của tự do cạnh tranh, S.Phuriê đã phát hiện ra tình trạng vô chính phủ của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế ấy, người lao động làm ra sản phẩm được hưởng                 thụ quá ít, trong khi  kẻ          ăn   bám thì        lại        hưởng thụ                                      quá nhiều, “sự nghèo khổ được sinh ra từ chính sự thừa thãi”. Cũng trên cái nhìn biện chứng ấy, ông đưa ra 4 giai đoạn phát triển lịch sử mà nhân loại đã trải qua: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh.

Đánh giá về chế độ văn minh tư bản, ông cho rằng nó chỉ có thể tạo ra sự giàu có nói chung chứ không thể tạo ra sự giàu có cho toàn xã hội. Trên cơ sở cái nhìn biện chứng đối với các tệ nạn của xã hội tư bản, ông dự đoán, xã hội văn minh tư bản nhất định sẽ được thay thế bằng chế độ xã hội mới mà ông gọi là “chế độ xã hội được đảm bảo” hay “xã hội hài hoà”. Trong xã hội mới ấy, có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, mỗi cá nhân sẽ tìm thấy lợi ích của mình trong lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, cũng như H. Xanh Ximông, S. Phuriê không chủ trương xoá bỏ chế độ tư hữu.

– Rôbớt Ôoen (1771 – 1858)

Trong những năm 30 của thế kỷ XIX, ở nước Anh diễn ra phong trào đòi cải cách tuyển cử có sự tham gia của đông đảo công nhân và lao động Anh. Trong bối cảnh ấy, xuất hiện một nhà cải cách có khuynh hướng cộng sản chủ nghĩa. Ông là Rôbớt Ôoen.

Khác với H. Xanh Ximông và S. Phuriê, R. Ôoen không chỉ đề xướng và kiến nghị những tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa, ông còn đề ra và tổ chức thực nghiệm những tinh thần được nêu trong Luật lao động nhân đạo trong công xưởng nơi ông làm giám đốc. Bằng kinh nghiệm hoạt động thực tế ông đánh giá cao vai trò của công nghiệp, của tiến bộ kỹ thuật đối với sản xuất và phát triển kinh tế. Những chủ trương có tính nhân đạo mà ông thực hiện trong nhà máy của mình ít nhiều đã mang lại những kết quả nhất định trong cải thiện đời sống cho công nhân của ông. Ông là người chủ trương phải xoá bỏ tư hữu vốn là nguyên nhân của những bất công và tệ nạn xã hội trong xã hội tư bản.

Bị thất bại và khánh kiệt gia sản do những thực nghiệm đơn độc của mình ở Anh và ở Mỹ, ông dồn toàn bộ thời gian và sức lực còn lại của cuộc đời vào hoạt động trong phong trào của giai cấp công nhân Anh. 

Giá trị và những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Giá trị lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng+ Hầu hết các quan niệm, các luận điểm của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều chứa đựng một tinh thần nhân đạo cao cả. Về cơ bản, những tư tưởng nhân đạo ấy chưa vượt khỏi tinh thần nhân đạo tư sản. Tuy nhiên,

nhiều giá trị, luận điểm đã vượt được lên trên tinh thần nhân đạo tư sản, nhất là trong tư tưởng của các tác giả đầu thế kỷ XIX.

Với các mức độ và trình độ có khác nhau, nhưng nhìn chung các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong suốt các thời kỳ được xét đều thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế, trong nhiều ấn phẩm, ta thường bắt gặp cụm từ “chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán” để chỉ các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước khi có chủ nghĩa xã hội khoa học.

Nhiều luận     điểm,  quan  điểm,  nhiều  khái  niệm… phản    ánh ở   mức   độ

khác nhau các giá trị xã hội chủ nghĩa của những phong trào hiện thực, đã thực sự làm phong phú thêm cho kho tàng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị những tiền đề lý luận cho sự kế thừa phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa lên một trình độ mới.

+ Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã nêu lên nhiều luận điểm có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai mà sau này các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa một cách có chọn lọc và chứng minh chúng trên             cơ        sở                   khoa học.     Đó là            những luận    điểm   về        tổ                       chức sản xuất và

phân phối sản phẩm xã hội; về vai trò của công nghiệp và khoa học – kỹ thuật; về xoá bỏ sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc; về sự nghiệp giải phóng phụ nữ; về vai trò lịch sử của nhà nước, v.v..

+ Không     chỉ  là  những  nhà  tư  tưởng   đơn  thuần,  một số   người đã    xả

thân, lăn lộn hoạt động trong phong trào thực tiễn, thức tỉnh phong trào công nhân và người lao động, để từ đó mà quan sát phát hiện những giá trị tư tưởng mới. Nghĩa là, ngày càng dùng đầu óc để phát hiện trong thực tế chứ không phải là nghĩ ra từ đầu óc, như cách nói của Ăngghen sau này, khi ông chỉ ra nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội.

Với những      giá  trị   nêu trên, các      tư   tưởng   xã  hội   chủ   nghĩa   không

tưởng, đặc biệt là chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán trở thành một trong ba nguồn gốc lý luận trực tiếp hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học.

Những hạn chế lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác

+ Không thể không chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm của chủ nghĩa duy lý và chân lý vĩnh cửu của triết học thời kỳ cận đại, các nhà không tưởng đầu thế kỷ XIX cũng đã không thể thoát khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử. Họ cho rằng, chân lý vĩnh cửu đã có, đã tồn tại ở đâu đó, chỉ cần có con người tài ba xuất chúng là có thể phát hiện ra, có thể tìm thấy. Khi đã tìm thấy, chỉ cần những người đó thuyết 

phục toàn xã hội là xây dựng được xã hội mới.

+ Hầu hết các nhà không tưởng đều có khuynh hướng đi theo con đường ôn hoà để cải tạo xã hội bằng pháp luật và thực nghiệm xã hội… Một số ít khác thì chủ trương khởi nghĩa nhưng sự chuẩn bị đã không thể có được. Dù chủ trương bằng con đường nào, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều đã không thể chỉ ra được con đường cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội mới. Bởi các ông đã không thể giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê tư bản, không thể phát hiện ra những quy luật nội tại chi phối con đường, cách thức cho những chuyển biến tiếp theo của xã hội.

+ Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong các thời kỳ được xét, ngay cả những đại biểu của đầu thế kỷ XIX đã không thể phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Lực lượng ấy đã được sinh ra, lớn lên và phát triển cùng với nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đó là giai cấp công nhân.

Những hạn chế trên đây là những hạn chế có tính lịch sử, không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế có tính chất lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế – xã hội lúc bấy giờ, đáng chú ý nhất là:

  • Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa phát triển đầy đủ, chưa bộc lộ hết những mâu thuẫn nội tại và những mặt trái cơ bản của nó.
  • Giai cấp công nhân hiện đại chưa hình thành với tư cách là một giai cấp đã        trưởng thành với những    đặc       điểm                        ưu   việt riêng có;                      cuộc   đấu tranh

của giai cấp công nhân còn ở trình độ thấp.

Theo Ph. ăngghen, những lý luận chưa chín muồi đó chính là phù hợp với tình trạng chưa chín muồi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa chín muồi.

Do những     hạn chế  ấy,  mà các   tư  tưởng   về  chủ  nghĩa  xã  hội  trước

C.Mác được gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Nhưng những gì mà các ông để lại thực sự là một đóng góp vô giá vào kho tàng tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Những đóng góp to lớn ấy đã thực sự làm cho chủ nghĩa xã hội của các ông là một trong những tiền đề tư tưởng lý luận quan trọng cho sự ra đời của tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở một trình độ mới cao hơn: chủ nghĩa xã hội khoa học.

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học

0