12/01/2018, 16:42

Lực lượng sản xuất là gì? Quan hệ sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ như thế nào? Từ việc hiểu biết mối quan hệ đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào? Cho ví dụ minh hoạ

Lực lượng sản xuất là gì? Quan hệ sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ như thế nào? Từ việc hiểu biết mối quan hệ đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào? Cho ví dụ minh hoạ Khái niệm lực lượng sản xuất + Khái niệm lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể ...

Lực lượng sản xuất là gì? Quan hệ sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ như thế nào? Từ việc hiểu biết mối quan hệ đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào? Cho ví dụ minh hoạ

Khái niệm lực lượng sản xuất + Khái niệm lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ,... của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người.

-    Khái niệm lực lượng sản xuất

+ Khái niệm lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ,... của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

+ Các yếu tố (nhân tố) tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (trong đó, công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con người) và người lao động (trong đó năng lực sáng tạo của nó là yếu tố đặc biệt quan trọng).

Trong hai nhóm yếu tố nói trên, người lao động là nhân tố quan trọng nhất (bởi vì, tư liệu sản xuất có nguồn gốc từ lao động của con người và được sử dụng bởi con người).

-    Khái niệm quan hệ sản xuất

+ Khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế (quan hệ giữa người với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội).

+ Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó.

Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mổì quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở xuyết định của quan hệ sở hữu vể tư liệu sản xuất.

-   Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng (phụ thuộc, ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau) tạo thành quá trình sản xuất hiện thực của xã hội.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó. Trong đòi sống hiện thực, không thể có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Ngược lại, cũng không có một quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó.

Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức - quản lý và phân phối. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì, khai thác - sử dụng và không ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác - sử dụng và phát triển trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng nhưng trong đó, vai trò quyết định thuộc về lực lương sản xuất, còn quan hệ sản xuất giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.

Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiểu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận động, phát triển lực lượng sản xuất. Nếu “phù hợp” sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, “không phù hợp” sẽ có tác dụng tiêu cực.

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập làm phát sinh mâu thuẫn cần được giải quyết để thúc đẩy sự tiếp tục phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xác định, lực lượng sản xuất của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội.

Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất từ trước đến nay đóng vai trò là hình thức kinh tế cho sự phát triển của nó. Những quan hệ sản xuất này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra một mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thông nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất.

Khi phân tích sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, C. Mác đã từng chỉ ra rằng: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có... trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Chính nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà những quan hệ sản xuất cũ của xã hội được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển, tiếp tục phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thức quan hệ sản xuất mới.

-    Ý nghĩa phương pháp luận

+ Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải căn cứ vào thực trạng (tình hình thực tế) phát triển của lực lượng sản xuất hiện có để xác lập nó cho phù hợp chứ không phải căn cứ vào ý muốn chủ quan. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được hình thức kinh tế thích hợp cho việc bảo tồn, khai thác - sử dụng, tái tạo và phát triển lực lượng sản xuất của xã hội.

+ Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đang kìm hãm sự phát triển đó thì cần phải có những cuộc cải biến (cải cách, đổi mới,...) mà cao hơn là một cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.

Ví dụ, trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa vào trước những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, chưa tuân theo thật đúng yêu cầu của quy luật này. Do đó đã dẫn đến tình trạng lực lượng sản xuất hiện có không được bảo tồn, tái tạo và phát triển tốt. Thực tế đó là nguyên nhân căn bản và sâu xa dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế lớn, buộc các nước này phải tiến hành những cuộc cải ách, đổi mới theo hướng tạo lập sự phù hợp của quan hệ sản xuất với thực tế trình độ phát triển lực lượng sản suất, nhờ đó lực lượng sản xuất của xã hội từng bước được phục hồi và phát triển.

soanbailop6.com

0