12/01/2018, 16:42

Hiểu theo nghĩa biện chứng duy vật: mâu thuẫn là gì? Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn đóng vai trò gì đối với quá trình vận động, phát triển? Tại sao? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vai trò đó? Cho một số ví dụ tương ứng

Hiểu theo nghĩa biện chứng duy vật: mâu thuẫn là gì? Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn đóng vai trò gì đối với quá trình vận động, phát triển? Tại sao? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vai trò đó? Cho một số ví dụ tương ứng Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh ...

Hiểu theo nghĩa biện chứng duy vật: mâu thuẫn là gì? Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn đóng vai trò gì đối với quá trình vận động, phát triển? Tại sao? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vai trò đó? Cho một số ví dụ tương ứng

Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chúng

-   Khái niệm mâu thuẫn với tưcách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chúng (vắn tắt: là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập). Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan, vốn có của bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ, mối quan hệ giữa điện tích âm và điện tích dương của một dòng điện; giữa đồng hoá và dị hoá của cơ thể sống; giữa chân lý và sai lầm trong quá trình nhận thức; giữa cung và cầu trên thị trường hàng hoá,...

Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những gì trái ngược nhau (tính chất, xu hướng vận động,...)

Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự quy định lẫn nhau; sự tương đồng; tác dụng ngang nhau giữa các mặt đối lập trong quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ sự tác động theo khuynh hướng bài xích, gạt bỏ, thủ tiêu,... lẫn nhau giữa (của) các mặt đối lập.

-      Vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động, phát triển

Mâu thuẫn giữ vai trò là nguồn gốc, động lực cơ bản của quá trình biến đổi, phát triển, bởi vì:

+ Biến đổi, phát triển chính là một quá trình sự vật này chuyển thành sự vật khác, giai đoạn này chuyển sang giai đoạn khác của một sự vật. Mỗi sự vật đều thường bao hàm trong nó nhiều mâu thuẫn: bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu,... giữa các mặt đối lập đó vừa có tính thống nhất với nhau vừa diễn ra quá trình đấu tranh với nhau (trong sự thống nhất có sự đấu tranh và đấu tranh trong tính thống nhất).

+ Tính chất thống nhất giữa các mặt đối lập trong mỗi mâu thuẫn có tác dụng làm cho sự vật còn ổn định tương đối ở một chất nhất định, chưa biến đổi thành cái khác.

+ Nhưng giữa chúng không chỉ có sự thống nhất tương đối mà còn luôn diễn ra sự đấu tranh giữa các mặt đối lập - đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối. Chính sự đấu tranh đó đã dẫn tới sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập. Sự chuyển hoá này trực tiếp làm cho sự vật chuyển hoá thành cái khác (giai đoạn khác, sự vật khác). Theo ý nghĩa ấy, phát triển được hiểu là cuộc đấu tranh của (giữa) các mặt đối lập.

Ví dụ, quá trình phát triển của các giống loài (thực vật, động vật) là quá trình làm phát sinh giống loài mới từ giống loài cũ nhờ kết quả tất yếu của quá trình thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập: đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị; giữa các giống loài vừa nương dựa vào nhau để tồn tại, vừa đấu tranh sinh tồn khốc liệt với nhau và dẫn đến sự loại bỏ tự nhiên đối với những nhân tố không phù hợp với hoàn cảnh môi trường.

-   Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Để nhận thức đúng nguồn gốc và động lực cơ bản của các quá trình ra đời, vận động, phát triển của một sự vật cần phải phân tích quá trình hình thành và vận động của mâu thuẫn vốn có của sự vật ấy.

Ví dụ, giải thích nguyên nhân vận động của các hành trình từ 2 loại lực hút và đẩy giữa chúng, giải thích quá trình xuất hiện dòng điện từ mối quan hệ giữa điện tích âm và điện tích âm,...

+ Để tạo động lực cho sự phát triển nào đó cần nhận thức và chủ động tạo ra các điều kiện cần thiết để thực nên quá trình vận động của mâu thuẫn theo chiều hướng tích cực.

Ví dụ, thực hiện chế độ dân chủ trong học thuật chính là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy những trao đổi, tranh luận giữa các ý kiến không chỉ khác nhau mà còn là đối lập nhau trong việc giải quyết một vấn đề, nhờ đó có thể làm sáng tỏ chân lý. Hoặc để thực hiện quá trình phát triển kinh tế thị trường cần phải tạo môi trường pháp lý và văn hoá thuận lợi để các chủ thể kinh doanh có thể thực hiện sự hợp tác và cạnh tranh,...

soanbailop6.com

oranh11

0 chủ đề

23755 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0