Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Theo quan điểm duy vật biện chứng: thực tiễn có vai trò gì đối với nhận thức?
Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Theo quan điểm duy vật biện chứng: thực tiễn có vai trò gì đối với nhận thức? - Khái niệm thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn + Khái niệm thực tiễn dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải ...
Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Theo quan điểm duy vật biện chứng: thực tiễn có vai trò gì đối với nhận thức?
- Khái niệm thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn + Khái niệm thực tiễn dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. + Các hình thức cơ bản của thực tiễn:
- Khái niệm thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
+ Khái niệm thực tiễn dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
+ Các hình thức cơ bản của thực tiễn:
Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị - xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu.
Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.
- Nhận thức và các trình độ nhận thức
+ Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
+ Các trình độ nhận thức:
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận. Trong đó, nhận thức kinh nghiệm là trình độ nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội hoặc qua các thí nghiệm khoa học; nhận thức lý luận là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống trong việc khái quát bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng.
Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. Trong đó, nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người; nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận cũng như nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là những trình độ nhận thức khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình phát triển nhận thức của con người.
- Vai trò của thực tiễn đôi với nhận thức
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: mọi nhận thức, suy đến cùng đều nảy sinh trên cơ sở nhu cầu giải quyết các vấn đề từ thực tiễn, đồng thời chính thực tiễn lại cung cấp cho nó những căn cứ hiện thực để nhận thức giải quyết các vấn đề đó.
+ Thực tiễn là động lực của sự phát triển của nhận thức: sự phát triển của nhận thức theo hướng nào và phát triển với tốc độ nào, suy đến cùng đều do sự thúc đẩy của nhu cầu phát triển thực tiễn theo hướng nào và mức độ cấp bách nào.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức: mọi nhận thức, từ trực tiếp hay gián tiếp, suy đến cùng đều là nhằm sáng tạo ra các tri thức để giải đáp các vấn để của thực tiễn.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý (tiêu chuẩn cuối cùng trong việc xác định tính chính xác của tri thức): quá trình nhận thức nào thì cuối cùng cũng đều dẫn tới việc sáng tạo ra các tri thức, nhưng những tri thức đó có chính xác (tức là có phù hợp với thực tế hay không) thì cuối cùng đều chỉ có thể được kiểm tra, chứng minh bởi thực tiễn.
soanbailop6.com