Luật thơ
Hướng dẫn I. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT THƠ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, cách hài thanh ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định.Ví dụ: Luật của thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn. II. MỘT SỐ THỂ THƠ ...
Hướng dẫn
I. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT THƠ
của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, cách hài thanh ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định.Ví dụ: Luật của thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn.
II. MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG
1. Thể lục bát (thể sáu – tám)
Số tiếng. Mỗi cặp lục bát gồm 2 dòng: dòng lục (6 tiếng) và dòng bát (8 tiếng).
– Vần: Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ tám của dòng bát với tiếng thứ sáu của dòng lục.
– Nhịp-. Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tiếng 2, 4, 6): 2 / 2 / 2
– Hài thanh:. Có sự đôi xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ và đô’i lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.
2. Thể song thất lục bát (gián thất hay song thất)
– Số tiếng: Cặp song thất mỗi câu 7 tiếng và cặp lục bát (6 – tiếng).
– Vần: Gieo vần lưng ở mỗi cặp: cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng, giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền.
– Nhịp:. 3 /4 ở hai câu thất và 2 / 2 / 2 ở cặp lục bát.
– Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất bằng) hoặc trắc (câu thất trắc) nhưng không bắt buộc.
Còn cặp lục bát thì sự đối xứng bằng trắc chặt chẽ hơn (giống như ở thể lục bát).
3. Các thể ngũ ngôn Đường luật
– Số tiếng: 5 tiếng; số dòng: 8 dòng (bát cú); 4 dòng (tứ tuyệt)
– Vần: Một vần, gieo vần gián cách
– Nhịp lẻ: 2/3
– Hài thanh: Có sự luân phiên B – T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.
4. Các thể thất ngôn Đường luật
a) Thất ngôn tứ tuyệt
– Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng
– Vần: một vần, vần chân, gieo vần gián cách.
– Nhịp: 4/3.
– Hài thanh theo mô hình sau:
b) Thất ngôn bát cú
Số tiếng: 7 tiếng; sô’ dòng: 8 dòng
Vần: độc vận, vần chân
– Nhịp 4/3
– Hài thanh theo mô hình sau:
thất ngôn bát cú rất chặt chẽ: một mặt hài thanh, đỗì xứng giữa các tiếng 2, 4, 6 (có thể theo thể trắc hoặc theo thể bằng); mặt khác đòi hỏi phải niêm (dính) giữa các dòng 2-3; 4-5; 6-7; và l-8. về kết cấu, bài thơ chia thành 4 cặp: 2 dòng đầu là đề (phá đề và thừa đề) để vào bài, 2 dòng tiếp là thực để giải thích rõ đề, 2 dòng luận để bàn luận và 2 dòng kết để kết bài.
Như vậy thơ Đường luật hết sức chặt chẽ, rất gò bó và khó diễn đạt được những cảm xúc phong khoáng nhịp điệu rộng mở.
III. CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI
Thơ Việt Nam hiện đại có đủ các thể từ thơ hai, ba, bốn đến năm, sáu, bảy, tám tiếng; thơ tự do và cả thơ văn xuôi.
LUYỆN TẬP
Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ đã cho.
a) Cách gieo vần
1. Vần chân và vần lưng (nguyệt – mịt; mây tay)
2. Vần chân, độc vận (một vần) (a: xa, hoa, nhà)
b) Ngắt nhịp
1 – 3 / 4
2 – 4 / 3
c) Hài thanh
1 |
T |
B |
B |
B |
B |
T |
T |
T |
B |
B |
T |
T |
T |
B |
|
2 |
T |
T |
B |
B |
T |
T |
B |
B |
B |
T |
T |
T |
B |
B |
|
T |
B |
B |
T |
B |
B |
T |
|
B |
T |
B |
B |
T |
T |
B |
(1: hai câu bảy tiếng trong thể thơ song thất lục bát
2: thể thơ thất ngôn luật Đường)
Mai Thu