Việt Bắc (trích)
Hướng dẫn I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 – 10 – 1920, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sinh ra và lớn lên ở Huế, một vùng đất nổi tiếng "đẹp và thơ" giàu truyền thống văn hoá văn học. Điều này ảnh hưởng râ’t lớn ...
Hướng dẫn
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 – 10 – 1920, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sinh ra và lớn lên ở Huế, một vùng đất nổi tiếng "đẹp và thơ" giàu truyền thống văn hoá văn học. Điều này ảnh hưởng râ’t lớn đến hồn thơ Tô’ Hữu. Đó là về quê hương.
Về gia đình, thân phụ nhà thơ là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt nhưng rất yêu thích văn chương thi phú và ham sưu tầm văn học dần gian, đã dạy con trai các phép tắc làm thơ theo lối cổ. Thân mẫu nhà thơ là người biết và thuộc nhiều ca dao tục ngữ. Từ thời thơ âu, Tô’ Hữu đã sông trong thê giới thơ ca dân gian cùng cha mẹ.
Bởi vậy, cảnh Huế, người Huế, giọng điệu trữ tình Huế, nền văn hoá Huế’ đâ để lại dấu ấn khá sâu trong phong cách thơ Tố Hữu.
Là người sớm giác ngộ lí tưởng cộng sản, Tố Hữu đã tham gia hoạt động cách mạng từ lúc còn là một học sinh của Trường Quố’c học Huế. Nhà thơ từng bị thực dân Pháp bắt giam đưa đi đày từ 1939 đến 1942, sau đó vượt ngục và tiếp tục hoạt động đến Cách mạng tháng Tám, làm Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Từ đó, Tố Hữu giữ nhiều trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta nhưng vẫn tiếp tục làm thơ.
II. SỰ VẬN ĐỘNG VỀ TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TỐ HỮU QUA CÁC CHẶNG ĐƯỜNG SÁNG TÁC
Thơ Tố Hữu vốn gắn bó mật thiết không rời với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường sáng tác của ông cũng đi liền với các giai đoạn chính yếu của cuộc đời cách mạng.
Để thấy được sự vận động về tư tưởng nghệ thuật qua các chặng đường sáng tác của nhà thơ, chúng ta cần điếm lại những đặc điểm tư tưởng nghệ thuật của từng tập thơ:
– Từ ấy (1937 – 1946):.Tập thơ đầu của Tố Hữu là tiếng hát của một thanh – niên cộng sản say mê lí tưởng, khao khát chiến đấu, sẵn sàng cống hiến, xả thân vì cách mạng với tinh thần lạc quan chiến thắng. Đây cũng là những bài thơ tuyên truyền cách mạng theo đường lối của Mặt trận Việt minh và ca ngợi sự thành công của Cách mạng tháng Tám 1945.
– Việt Bắc (1947 – 1954): Tập thơ của giai đoạn kháng chiến chống Pháp, viết nhiều về các bà bầm, bà bủ, anh bộ đội, chị dân công, chú Lượm liên lạc, về đồng bào Việt Bắc, về Bác Hồ là lực lượng chính làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến với một tình cảm trân trọng, ngợi ca.
Từ tập Việt Bắc về sau, khuynh hướng đại chúng hoá, dần tộc hoá trong thơ Tố Hữu hiện lên rất rõ.
– Gió lộng (1955 – 1961): Tập thơ thể hiện niềm vui trong không khí chiến thắng, sự hứa hẹn một cuộc sông ấm no trong một xã hội đầy tình thương mến giữa người và người; Tình cảm với miền Nam và ý chí đấu tranh thống nhất đất nước.
Ở Gió lộng, cái tôi của nhà thơ lại xuất hiện nhưng đặc biệt là cái tôi đại diện cho dân tộc, cho Đảng và cho thời đại.
– Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977): Đây là những tập thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cồ vũ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở cả hai miền Nam Bắc. Trong hai tập này, Tố Hữu cũng có nhiều bài thơ sáng tác theo khuynh hướng sử thi tổng kết, khái quát về dân tộc, về lịch sử và thời đại. Cái tôi trữ tình ở đây cũng nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc.
Qua các chặng đường sáng tác vừa nêu, chúng ta nhận ra Tố Hữu, một nhà thơ chiến sĩ, một tiếng nói trữ tình chính trị mới mẻ với những cảm xúc độc đáo của cái tôi cá thế ngày càng hoà quyện thêm với dân tộc, với cộng đồng.
III. NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU
Thơ Tố Hữu chủ yếu là thơ trữ tình chính trị. Nguồn cảm hứng nghệ thuật chính của nhà thơ là lí tưởng cách mạng và các vấn đề các sự kiện chính trị lớn của dân tộc, của đất nước.
– Thơ Tố Hữu cũng được coi là tiếng thơ của tình thương mến với giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
– Nghệ thuật thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Nhà thơ thường dùng các thể thơ truyền thống là lục bát, thất ngôn và cả thơ tự do về căn bản cũng là sự pha trộn của hai thể thơ trên… Ngoài ra, ông còn sử dụng ngôn từ quen thuộc của dần tộc với những lô’i so sánh ví von cổ điển nhưng biểu hiện được những nội dung mới của thời đại hôm nay.
Sau cùng thơ Tố Hữu có vần điệu, phối cảm phong phú hài hoà, giàu nhạc tính, dễ làm xúc động lòng người.
– Tóm lại, thơ Tố Hữu là sự kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tô’ cách mạng và dân tộc, là tiếng hát ngợi ca lí tưởng cách mạng, là sức mạnh cổ vũ cách mạng Việt Nam và hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chông Mĩ.
Nhà thơ Xuân Diệu nhận định về thơ Tố Hữu: "Tố Hữu đã dưa thơ chính trị lên đến trình độ tha trữ tình”. Nói một cách khác, theo Xuân Diệu, thơ Tố Hữu trữ tình chính trị. Nói được điều này bởi các lẽ sau:
Tố Hữu là một thi sĩ chiến sĩ. Ông sáng tác thơ ca nhằm mục đích trước hết là để phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị mà cách mạng yêu cầu. Với tài nghệ của mình, Tố Hữu đã tạo được sự thống nhất giữa tuyên truyền chính trị và cảm hứng trữ tình. Nhà thơ đã đem vào thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình mới đặc sắc với những xúc cảm trực tiếp cá thể của một cái "tôi" trữ tình cách mạng cái tôi ở giữa cộng đồng xã hội trong đời sống cách mạng, trong cuộc đấu tranh cách mạng.
Thơ Tố Hữu chủ yếu là khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước và tình cảm chính trị của bản thân nhà thơ trong đó đời sống và con người khám phá cảm nhận và thể hiện chủ yếu trên phương diện chính trị, đặt trong mối quan hệ với cuộc đấu tranh cách mạng, với lí tưởng và lẽ sống cách mạng, nghĩa tình cách mạng.
Cụ thể, nội dung trữ tình chính trị của thơ Tố Hữu thế hiện chủ yếu và tập trung ở Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng vì cuộc sống cách mạng. Thơ Tố Hữu tập trung thế hiện những vấn đề cốt yếu của đời sông cách mạng và vận mệnh dân tộc. Cảm hứng của Tố Hữu vì vậy chủ yếu là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải cảm hứng đời tư…
IV. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH DÂN TỘC TRONG NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU
Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Nhà thơ có kế thừa tinh hoa nghệ thuật thơ ca truyền thống của dân tộc từ Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm đến các nguồn thơ khác, đặc biệt là những thể điệu ca dao, dân ca quen thuộc của miền Bắc, miền Trung. Ồng cũng tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của phong trào Thơ mới trong nghệ thuật biểu hiện. Tố Hữu sử dụng nhiều thể thơ nhưng thành công hơn cả là các thể thơ truyền thống (thơ lục bát và thơ thất ngôn). Những bài lục bát như Khi con tu hú, Bầm ơi, Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du… đúng là sự kết hợp hài hòa nhuần nhị của cả giọng thơ cổ điển và dân gian phảng phất hơi hướm của ca dao sâu lắng ngọt ngào âm hưởng của hồn thơ truyền thống. Những bài thơ bảy chữ trang trọng như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!, Theo chân Bác... Sau cùng là các bài thơ tự do nhưng suy cho cùng đó cũng là sự pha lẫn của hai thể thơ bên trên.
Thơ Tố Hữu đã hòa nhập vào quần chúng đâu chỉ nhờ sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ truyền thông như đã nói mà còn thể hiện được hồn dân tộc quê hương, đất nước qua những hình ảnh như thật thần quen. Từ một bóng tre trùm mát rượi trên lưng đèo Nhe, một bến phà Bình Ca nhộn nhịp trong ngày vui giải phóng, những con đường lượn quanh những đồi chè rừng cọ miền trung du Bắc bộ đến dòng sông Hương êm đềm, những con kênh đường dừa Nam bộ…
Ở thơ Tố Hữu hồn dân tộc còn lắng đọng và kết tinh trong nhạc tính của thơ (từ láy, nhấn âm, nhịp…). Lời thơ của ông dễ ngâm, dễ hát có khi thành lời ru (Tiếng hát sông Hương, Tiếng hát di đày, Việt Bắc, Em ơi Ba Lan, Mẹ Tơm, Nước non ngàn dặm…)
– Thác, bao nhiêu thác, củng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
– Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.
Mai Thu