25/05/2018, 14:08

Luật nhân quyền quốc tế

Luật Nhân quyền quốc tế (tiếng Anh: International Human Rights Law) là một bộ phận của Luật pháp quốc tế, được tạo ra để thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên phạm vi quốc tế, khu vực và từng quốc gia. Dưới hình thức một bộ luật quốc tế, nó chủ yếu ...

Luật Nhân quyền quốc tế (tiếng Anh: International Human Rights Law) là một bộ phận của Luật pháp quốc tế, được tạo ra để thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên phạm vi quốc tế, khu vực và từng quốc gia. Dưới hình thức một bộ luật quốc tế, nó chủ yếu bao gồm các điều ước và thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý giữa các quốc gia đã ký. Do đó, pháp luật của các quốc gia đó không được đi ngược lại các nguyên tắc của luật này. Các văn kiện về nhân quyền quốc tế như các tuyên bố hay hướng dẫn... không nằm trong luật và không có tính ràng buộc pháp lý nhưng góp phần tạo điều kiện diễn giải, thực thi và phát triển ; do đó, việc tuân theo được xem là một phần "nghĩa vụ" chính trị của nước đã ký.

Luật Nhân quyền quốc tế đã phát triển mạnh mẽ sau khi Liên hợp quốc thành lập vào năm 1945.Từ khi Tuyên ngôn nhân quyền Quốc tế được thông qua, Luật Nhân quyền quốc tế trở nên bao trùm nhiều loại quyền của nhiều đối tượng. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền văn minh nhân loại, nhân quyền tiếp tục được bổ sung các quyền mới và càng ngày càng trở nên quan trọng.

Đừng nhầm lẫn Luật Nhân quyền quốc tế với Luật Nhân đạo quốc tế cho dù chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng tương tự nhau ở một số điểm ví dụ như chống lại việc tra tấn... Tuy giống nhau nhưng chúng có khung pháp lý hoàn toàn riêng biệt thực hiện trong các ngữ cảnh khác nhau và được điều chỉnh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Quyền con người được hiểu để điều chỉnh các mối quan hệ giữa quốc gia và cá nhân trong bối cảnh của cuộc sống bình thường. Trong khi đó, luật nhân đạo thể hiện mối quan hệ giữa các nước trong tình trạng chiến tranh và những người sống trong nó, bất kể là trung lập hay thù địch trong bối cảnh một cuộc xung đột vũ trang bùng nổ.

Ngoài hai công ước lớn là Công ước quốc tế về những quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được phê chuẩn năm 1966. Một số điều ước quốc tế khác đã được thông qua ở cấp độ quốc tế

Các văn kiện quốc tế

1. Hiến chương Liên Hiệp Quốc về quyền con người, 1945

2. Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, 1948

3. Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động, 1993. Tuyên bố này được Liên Hiệp Quốc thông qua. Bản tiếng Việt có thể download ở link.

4. Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, 2000

Các điều ước quốc tế

Về các quyền và tự do cơ bản

1. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, 1966 Việt Nam đã ký.

2. Công ước quốc tế về những quyền dân sự, chính trị, 1966 Việt Nam ký năm 1982. Bản tiếng Việt có thể xem ở link.

3. Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 về huỷ bỏ án tử hình, 1989

4. Công ước bảo vệ mọi người khỏi bị mất tích cưỡng bức

Về ngăn chặn sự phân biệt đối xử về chủng tộc, trong giáo dục, nghề nghiệp và việc làm

1. Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965

2. Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục, 1960

3. Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho những công việc có giá trị ngang nhau (Công ước số 100 của ILO), 1951

4. Công ước chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước số 111 của ILO), 1958

Về quyền của phụ nữ

1. Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ, 1952

2. Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979 Bản tiếng Việt có thể xem ở link

Về quyền trẻ em

1. Công ước về Quyền trẻ em, 1989

2. Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em, 2000.

3. Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về quyền trẻ em về việc lôi cuốn trẻ em tham gia xung đột vũ trang, 2000.

4. Công ước về tuổi lao động tối thiểu (Công ước số 138 của ILO), 1973

5. Công ước về cấm và hành động ngay để xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999

Về quyền của người lao động di trú

1. Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của mọi người lao động di trú và các thành viên của gia đình họ, 1990 Bản tiếng Việt có thể xem ở link

2. Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không, bổ sung cho Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 2000

Về quyền của người khuyết tật

1. Công ước về quyền của những người khuyết tật, 2007 Bản tiếng Việt có thể xem ở link.

Về xoá bỏ chế độ nô lệ, các thể thức tương tự như chế độ nô lệ và việc cưỡng bức lao động

1. Công ước về Nô lệ, 1926

2. Nghị định thư sửa đổi Công ước về Nô lệ 1926

3. Công ước bổ sung về xoá bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ, các thể chế và tập tục khác tương tự chế độ nô lệ, 1956

4. Công ước về lao động cưỡng bức (Công ước số 29 của ILO), 1930

5. Công ước về xoá bỏ lao động cưỡng bức (Công ước số 105 của ILO), 1957

6. Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác, 1949

7. Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 2000.

Về bảo vệ người tỵ nạn và người không quốc tịch

1. Công ước về vị thế của người không quốc tịch, 1954

2. Công ước về vị thế của người tị nạn, 1951

3. Nghị định thư của Công ước về vị thế của người tị nạn, 1967

4. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội ác tra tấn, tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại

5. Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạp hay hạ thấp nhân phẩm, 1984

6. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, 1948

7. Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng với tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, 1968

8. Quy chế Roma về Toà án Hình sự quốc tế, 1998

Các trường hợp không ràng buộc

1. . Các Quy tắc chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955

2. . Các nguyên tắc cơ bản về đối xử với tù nhân, 1990

3. . Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988

4. . Các quy tắc của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do

5. . Các bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người đang phải đối mặt với án tử hình, 1984

6. . Các quy tắc hành động của cán bộ thi hành pháp luật, 1979

7. . Các nguyên tắc cơ bản về sử dụng vũ lực và súng của cán bộ thi hành pháp luật, 1990

8. . Các Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về các biện pháp không giam giữ (Các Quy tắc Tokyo), 1990

9. . Các nguyên tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các Quy tắc Bắc Kinh), 1985

10. . Các hướng dẫn về làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự, 1971

11. . Các hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (Các hướng dẫn Ri-át), 1990

12. . Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của toà án, 1985

13. . Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư, 1990

14. . Các hướng dẫn về vai trò của công tố viên, 1990

Các văn kiện quốc tế về một số nhóm đối tượng

1. . Các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về người cao tuổi, 1991

2. . Tuyên bố Cam kết về HIV/AIDS, 2001

3. . Các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, 1996

4. . Tuyên bố về quyền của những người không phải công dân của quốc gia nơi họ đang sinh sống, 1985

5. . Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, 1992.

0