24/05/2018, 20:56

Lời nói đầu-kỹ thuật số

Giáo trình được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên Điện tử - Viễn thông & Tự động hóa số kiến thức cơ bản của một môn học được coi là nền tảng của chuyên ngành. Nội dung gồm tám chương - Chương 1 và 2 ôn tập ...

Giáo trình được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên Điện tử - Viễn thông & Tự động hóa số kiến thức cơ bản của một môn học được coi là nền tảng của chuyên ngành.

Nội dung gồm tám chương

- Chương 1 và 2 ôn tập một số kiến thức cơ bản về hệ thống số và hàm logic mà SV có thể đã học ở Đại số Boole.

- Chương 3 học về Cổng logic, phần tử cơ bản của các mạch số

- Chương 4, 5 và 6 đi vào các loại mạch số cụ thể, bao gồm Mạch tổ hợp, Mạch tuần tự và Mạch làm toán. Đây là 3 chương nồng cốt của môn học.

- Chương 7 sẽ học về Bộ nhớ bán dẫn, SV sẽ tìm hiểu ở đây cấu tạo và vận hành của các loại bộ nhớ bán dẫn , bộ nhớ chính của máy tính.

- Cuối cùng, chương 8 sẽ bàn về loại mạch giúp cho con người giao tiếp với máy, đó là các mạch Biến đổi tương tự sang số và ngược lại.

Để học tốt môn học SV cần có một kiến thức cơ bản về linh kiện điện tử, gồm Diod, Transistor BJT và FET, phần vận hành ở chế độ ngưng và dẫn. Nếu đã học Đại số Boole ở những học kỳ trước thì sự tiếp thu sẽ dễ dàng, tuy nhiên, nội dung ôn tập ở chương 1 và 2 cũng đủ để SV có thể học tiếp các chương sau một cách không khó khăn lắm.

Có thể nói tất cả các môn học có liên quan đến kỹ thuật đều ít nhiều cần kiến thức về Kỹ thuật số nên trong điều kiện còn khó khăn khi phải đọc sách ngoại ngữ, hy vọng đây là một tài liệu không thể thiếu trong tủ sách của một sinh viên chuyên ngành Điện tử-Viễn thông & Tự động hóa.

Tác giả rất hy vọng cung cấp cho sinh viên một nội dung phong phú trong một giáo trình trang nhã nhưng chắc không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả.

Cuối cùng tác giả xin thành thật cám ơn Thạc sĩ Phạm văn Tấn đã đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình có thể hoàn thành.

Cần thơ, tháng 8 năm 2003

Người viết

Nguyễn trung Lập

0