Lô hội là gì?
Cây lô hội từ lâu đã được cả thế giới sử dụng để chữa bệnh, giải khát và làm đẹp rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng cây lô hội không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ và thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe. Trong bài viết này, Caythuocdangian.com sẽ cùng bạn đọc làm rõ hơn về đặc điểm, tác ...
Cây lô hội từ lâu đã được cả thế giới sử dụng để chữa bệnh, giải khát và làm đẹp rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng cây lô hội không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ và thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe. Trong bài viết này, Caythuocdangian.com sẽ cùng bạn đọc làm rõ hơn về đặc điểm, tác dụng và những lưu ý quan trọng về loại cây này.
Tóm tắt nội dung bài viết:
Lô hội thuộc họ hành tỏi (Liliaceae), tên khoa học là Aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger, là loại cây thảo sống lâu năm có lá màu xanh lục mọc sát nhau, không cuống, mẫm, dày, hình ba cạnh, mép lá dày có răng cưa thô. Hoa màu vàng lục hoặc phớt hồng, mọc thành từng chùm dài, thường nở vào mùa hè và thu. Quả lúc đầu màu xanh, sau chín chuyển màu vàng, nang hình bầu dục.
Lô hội còn được gọi với các tên khác như Nha đam, La vi hoa, Lưỡi hổ, Du thông, Long miệt thảo, Tượng tỵ thảo,… trong một số sách cổ còn gọi là Quỷ đan, Nô hội. Trong tiếng Hán, lô là đen, hội là hội tụ, tích tụ lại, ý nói nhựa cây lô hội cô lại sẽ có màu đen, có thể vón thành bánh.
Thành phần hóa học của lô hội
A loin là hoạt chất chủ yếu trong lô hội gồm nhiều antraglucosid ở dạng tinh thể chiếm tỷ lệ 16-20%, vị đắng và có công dụng nhuận tẩy. Một số nghiên cứu chỉ ra lô hội còn chứa một chút tinh dầu màu vàng mùi đặc biệt, nhựa cây cũng có công dụng tẩy chiếm 12-13%.
Công dụng của lô hội theo y học cổ truyền
Lô hội tính mát, có vị đắng, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị. Từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giải độc, thanh nhiệt, mát huyệt, tả hỏa, cầm máu (chỉ huyết), thông đại tiện, nhuận tràng. Dùng để chữa các bệnh chóng mặt, đau đầu, phiền táo, viêm dạ dày, đại tiện bí, tiêu hóa kém, viêm mũi, cam tích, kinh bế, viêm tá tràng, co giật (kinh giản) ở trẻ em, tiểu đường… Đối với phụ nữ mang thai, người tỳ vị hư nhược không nên dùng.
Về tác dụng chữa bệnh thì tùy từng bộ phận, theo sách Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục thì lá lô hội có công dụng thông tiện, ngừng đau, mát máu, thúc kinh, tiêu viêm, giải độc, sát trùng, tả hỏa. Chủ trị bỏng nước, bỏng lửa, kinh bế, cam tích, ghẻ lỡ, nhọt lở độc sưng.
Hoa lô hội mạnh vị, lợi thấp. Chủ trị ho hắng, thấp chẩn, cảm nhiễm đường niệu, tiêu hóa không tốt,…
Tác dụng dược lý của cây lô hội
Bao gồm 3 tác dụng chính: Liều cao là thuốc tẩy mạnh, thấp kích thích tiêu hóa và còn là thuốc có công dụng thuông mật.
Lô hội có tác dụng gì?
Trị ho có đờm: 200g lô hội, lột vỏ ngoài, dùng nước rửa sạch chất dính, sắc nước uống trong ngày (theo Quảng đông trung thảo dược).
Cách điều trị ho có đờm và rát họng với cây mướp đắng
Điều trị ho khạc ra máu: 12-20g hoa lô hội khô sắc nước uống trong ngày (theo Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
Trị nôn ra máu: 20g hoa lô hội, sắc với rượu uống trong ngày (theo Lĩnh nam thái dược lục).
Chữa bệnh tiểu đường: 20g lá lô hội, uống sống hoặc sắc uống ngày 1 thang.
Trị tiểu đục, nước tiểu giống nước vo gạo: 20g lô hội tươi giã nát, thêm 30 hạt đạm qua tử nhân, uống ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn (theo Phúc kiến dân gian thảo dược). Hoặc có thể dùng 20g hoa lô hội nấu với thịt lợn ăn.
Trẻ em cam tích: 20g rễ lô hội khô sắc nước uống ngày một thang (theo Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
Chữa chóng mặt, đau đầu: 20g lô hội, 20g lá dâu, 12g hoa đại. Sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa tiêu hóa kém: 20g lô hội, 12g bạch truật, 4g cam thảo. Sắc nước uống thành 2-3 lần trong ngày.
Điều trị viêm loét tá tràng: 20g lô hội, 12g bột nghệ vàng tán mịn, 20g dạ, 6g cam thảo. Sắc nước uống thành chia 2-3 lần trong ngày. Trường hợp bị ợ chua nhiều thì thêm 10g mai mực tán bột, chiêu với nước thuốc trên. Một liệu trình khoảng 15 đến 20 ngày.
Trị kinh bế, đau bụng kinh: 20g lô hội, 20g rễ củ gai, 12g nghệ đen 12g, 12g tô mộc, 4g cam thảo. Sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.