Đặc điểm của cây mã đề
Cây mã đề còn được gọi tên khác là Mã đề á, Mã đề thảo, Xa tiền,… trong khoa học người ta gọi là Plantago major L., Họ Mã đề – Plantaginaceae là loại cây cỏ mọc hoang và sống lâu năm. Ở Miền Bắc nước ta, mã đề còn được trồng làm rau và thuốc chữa bệnh sỏi. Nội dung chính của bài viết: ...
Cây mã đề còn được gọi tên khác là Mã đề á, Mã đề thảo, Xa tiền,… trong khoa học người ta gọi là Plantago major L., Họ Mã đề – Plantaginaceae là loại cây cỏ mọc hoang và sống lâu năm. Ở Miền Bắc nước ta, mã đề còn được trồng làm rau và thuốc chữa bệnh sỏi.
Nội dung chính của bài viết:
Mã đề có thân ngắn, lá mọc ở gốc có cuống dài, rộng và bài trí hình hoa thị. Phiến lá có gân dọc sống, hình trứng hoặc thìa.
Hoa mã đề thuộc lưỡng tính, mọc thành từng bông thẳng đứng, có cán dài, 4 lá đài xếp xéo hơi dính nhau tại gốc. Quả hộp có chứa nhiều hạt nâu đen bóng. Mỗi quả mã đề chứa từ 8 đến 20 hạt.
Dược tính của mã đề
Trong đông y, cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt, tác dụng khử nhiệt, mát máu, ngưng cháy máu cam, thông mồ hôi, làm sáng mắt, tiểu tắc nghẽn, làm sạch phong nhiệt tại phổi, gan, trị chứng thấp nhiệt ở bàng quang, khiến cường âm tích tinh, lợi tiểu tiện mà không chạy khí.
Bộ phận được sử dụng làm thuốc của mã đề
Cây mã đề có tác dụng gì?
Mã để có rất nhiều tác dụng hay, trong dân gian không phải ai cũng biết sử dụng loại thảo dược này. Đặc biệt khi kết hợp với các vị thuốc khác sẽ mang lại công dụng tuyệt vời.
Mã đề chữa các bệnh về thận và đường tiết niệu
Trị viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16g, ma hoàng 12g, thạch cao làm thuốc 20g, mộc thong 8g, bạch truật 12g, gừng 6g, đại táo 12g, quế chi 6g và cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Trị viêm cầu thận mãn tính: Mã đề 16g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, rễ cỏ tranh 12g, hoàng lien 12g, mộc thông 8g, trư linh 8g, bán hạ chế 8g và hoạt thạch 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Trị viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16g, hoàng liên 12g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, trư linh 8g, rễ cỏ tranh 12g, mộc thong 8g, bán hạ chế 8g và hoạt thạch 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Trị viêm đường tiết nệu cấp: 20g mã đề, 15g bồ công anh, 15g hoàng cầm, 15g chi tử (dành dành), 20g kim tiền thảo, 20g cỏ nhọ nồi, 15g ích mẫu, 30g rễ cỏ tranh và 6g cam thảo. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, liên tục trong 10 ngày.
Trị viêm bể thận cấp tính: 50g mã đề tươi, 50g rễ cỏ tranh tươi, 50g cỏ bấc đèn tươi. Mỗi ngày sắc 1 thang uống 2 lần. Khoảng 5 – 7 ngày là được.
Trị sỏi bàng quang: 30 mã đề, 30g ngư tinh thảo (diếp cá), 30g kim tiền thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang uống 2 lần. Uống liên tục trong 5 ngày.
Trị sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20g, rễ cỏ tranh 20g, và kim tiền thảo 30g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang hoặc hãm uống giống trà nhiều lần trong ngày. Tham khảo thêm cách chữa bằng Kim tiền thảo.
Trị chứng bí tiểu tiện: Hạt mã đề 12g sắc uống thành nhiều lần trong ngày, có thể kết hợp them lá mã đề.
Trị đi tiểu ra máu: Lá mã đề 12g và ích mẫu 12g. Mang giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
Trị chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Hạt mã đề giã nát, dùng khăn vải sạch bọc vào, cho vào 2 bát nước sắc còn một bát, bỏ bã, cho vào nước ấy 3 vốc hột kê nấu thành cháo ăn lúc đói. Ăn nhiều có tác dụng làm mát người, giúp mắt sáng.
Làm lợi tiểu: Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, 600ml nước, sắc lấy 200ml chia thành 3 lần uống trong ngày.
Mã đề chữa các bệnh về tiêu hóa
Bạn có biết cây mướp đắng cũng có tác dụng chữa bệnh về tiêu hóa
Mã đề chữa các bệnh về gan, mật và phổi
Xem thêm cách trị viêm gan bằng Kim tiền thảo.
Các công dụng khác của cây mã đề
Món ăn từ cây mã đề
Canh mã đề: Được trích trong sách Thánh Tuế Tổng Lục quyển thứ 190, canh mã đề nấu từ lá mã đề, gừng, hành, muối ăn có công dụng chữa bệnh đái ra máu và đau buốt niệu đạo khá hiệu.
Cháo mã đề: Được nấu từ lá mã đề, gạo tẻ, hành, muối, có công dụng thanh nhiệt, trị đờm, sáng mắt, lợi tiểu. Hiện nay, cháo mã đề khá nổi tiếng và là món ăn được ưa chuộng ở Trung Quốc.
Lưu ý khi sử dụng mã đề
Xem thêm phương pháp giảm cân hiệu quả nhanh chóng bằng hạt cà phê xanh