Liệu hai ngôi sao có thể đổi vị trí cho nhau được không? - Câu hỏi hay
Có lần hồi còn nhỏ khi nhìn lên trời, tôi nhìn thấy hai ngôi sao đứng gần nhau từ từ di chuyển và đổi vị trí cho nhau. Một ngôi sao di chuyển vòng lên trên và một ngôi sao di chuyển vòng phía dưới theo kiểu hình bầu dục. Xin hỏi phải chăng là hai ngôi sao đang đổi vị ...
Có lần hồi còn nhỏ khi nhìn lên trời, tôi nhìn thấy hai ngôi sao đứng gần nhau từ từ di chuyển và đổi vị trí cho nhau. Một ngôi sao di chuyển vòng lên trên và một ngôi sao di chuyển vòng phía dưới theo kiểu hình bầu dục. Xin hỏi phải chăng là hai ngôi sao đang đổi vị trí cho nhau? Nếu phải thì hiện tượng này diễn ra như thế nào? (Bích Phương?
Hai ngôi sao có đổi vị trí cho nhau không? Ảnh minh họa: Scottstedman |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Không hiểu anh quan sát bằng cái gì mà có thể quan sát tinh như vậy. Hẳn là phải bằng kính viễn vọng, vì tôi không tin mắt thường có thể quan sát những hiện tượng như thế. Hiện tượng anh vừa nói có vẻ là một ngôi sao đôi, nghĩa là có hai ngôi sao được sinh ra từ cùng một đám bụi khí và quay quanh nhau. Chính vì thế, ta sẽ lần lượt thấy sao này che lấp sao kia, và rồi đổi vị trí cho nhau. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là hiện tượng này có thể quan sát trong thoáng chốc, vì dù sao thì vòng quay của các ngôi sao cũng sẽ rất lớn và mất thời gian. Thường thì người ta chỉ có thể nhìn thấy các ngôi sao đôi như một ngôi sao duy nhất, lúc sáng lúc mờ thôi. Hoặc giả thuyết khác là anh quan sát ngay phía cực Bắc, gần sao Bắc Đẩu, và đơn giản là anh nhìn thấy chuyển động của các sao xoay tròn quanh cực Bắc. Giả thuyết cuối cùng: hai đốm sáng anh thấy không phải là sao, chỉ là đèn của cái gì đó. - (Thanh)
Xét trong không gian vũ trụ, mỗi ngôi sao, hành tinh đều có một quỹ đạo riêng của chúng, thường là xoay quanh một thiên thể khác. Chúng có sự tương tác, liên hệ khá chặt trẽ với các thiên thể xung quanh bởi lực hấp dẫn. Ngoài ra, cũng có những hành tinh lang thang, nhưng có lẽ là ít, năm 2013 có phát hiện một hành tinh như vậy (đặt tên là PSO J318.5-22). Dẫn dắt đôi chút để bạn thấy rằng, sự liên kết giữa các sao, hành tinh là khá thống nhất, việc một ngày đẹp trời, hai thiên thể bỗng nỗi hứng đổi vị trí cho nhau mà không gây xáo động quanh chúng là điều khó. Tuy nhiên, trong vụ trụ còn có các hệ sao đôi tự chuyển động quanh lẫn nhau, trường hợp này chắc cũng có thể coi như đổi vị trí cho nhau nếu chỉ xét riêng đến vị trí tương đối của chúng với nhau.
Việc bạn thấy hai ngôi sao đổi vị trí cho nhau khi nhìn trên trời, tôi thử võ đoán rằng cũng có thể nhưng không dễ. Việt Nam chúng ta thuộc Bắc bán cầu, tức là có thể quan sát được sao Bắc Đẩu. Vì sao này gần như thẳng trục trái đất, nên khi nhìn lên trời, nó như đứng yên, các ngôi sao khác quay quanh nó. Và có thể 2 ngôi sao bạn thấy gần ngôi sao này nên như đang đảo chỗ chăng? Có một điều là để thực hiện một nửa vòng xoay quanh Bắc Đẩu để đổi được chỗ (theo quan sát) là cũng mất cả đêm, liệu bạn có đủ kiên nhẫn mà chờ, và liệu điều kiện thời tiết có cho phép.
Điều bạn thấy hồi nhỏ có thể là một thứ nguồn sáng gì đó khác, hoặc bạn đã nhớ nhầm. - (tiến sỹ Gàn)
Khoảng cách 2 ngôi sao là hàng tỷ năm ánh sáng. Nếu có đổi vị trí cho nhau cũng "không đến lượt" bạn nhìn thấy vì nó diễn ra hàng tỷ năm. Hiện tượng bạn nhìn thấy có thể là "nhớ nhầm", "ảo giác",... (đây là cách nghĩ của tôi _ một người không giỏi về thiên văn) - (Hoàng Trọng)
Cái bạn nhìn thấy khi đó chắc chắn không phải là ngôi sao. Nếu đó là ngôi sao mà sự di chuyển bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì chúng phải đang lao nhanh như sao chổi, đó là điều không thực tế. Có lẽ bạn đã may mắn nhìn thấy tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh đang tập dàn trận. - (Kyo)
Bạn nhìn thấy là vệ tinh nhân tạo mà thôi. Pin mặt trời của vệ tinh phản chiếu ánh sáng xuống Trái Đất, khiến nó trong như 1 ngôi sao. Vệ tinh nhân tạo di chuyển khá nhanh, nên thương bị nhầm là sao đổi ngôi.
Các ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy (trừ mặt trăng, các hành tinh trong hệ mặt trời) đều là các ngôi sao tương tự Mặt Trời. Chúng có di chuyển theo quỹ đạo với thời gian hằng trăm triêu năm, vì vậy chúng ta không thể quan sát việc đó trong 1 đời người chứ đừng nói là trong 1 đêm.
Nói thêm 1 chút, bầu trời sao mà chúng ta nhìn thấy, tương đối khó thay đổi. Dù chúng ta đứng trên sao hH Đất. - (Thao hoang minh)
Tôi tin những gì tác giả nói, vì tôi cũng thấy vậy, nhưng tôi nghĩ chúng chỉ là ảo giác thôi. Đôi khi tôi còn thấy một ngôi sao đang đứng im bỗng rớt xuống rồi biến mất nữa kìa - (Cho Tui Nói)
Vào mỗi tối khi chúng ta nhìn lên bầu trời, chúng ta quan sát được các ngôi sao cùng nằm trên một mặt phẳng nhưng thực tế vũ trụ có chiều sâu, khoảng các giữa các ngôi sao này trong không gian là rất lớn (Phải tính bằng khoảng cách năm ánh sáng).
- (nvdinh89bk07)
Rất có thể bạn thấy là vệ tinh nhân tạo của trái đất di chuyển trên bầu trời, và thời gian bạn xem cũng ko quá lâu (suốt quãng đường nó di chuyển trên bầu trời. Nên việc di chuyển cho nhau gần như là không thể đấy @@ - (Phúc Long)
Tôi thường xuyên gặp tình huống như bạn khi nhìn bầu trời đêm trong trẻo vào mùa hè, lúc đầu tôi rất ngạc nhiên và thích thú vì sự dịch chuyển biểu kiến của các ngôi sao đơn lẻ mà bấy lâu theo tôi nghĩ thì nó đứng yên trong hệ quy chiếu thiên hà, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng, đó chỉ là ảo giác do mắt tạo ra do chúng ta nhìn vào một vùng không gian quá rộng khiến chúng ta mất cột mốc dẫn đến cầu mắt ta chuyển động mà ta nghĩ là ngôi sao chuyển động, nó giống như khi bạn ngồi trên otto hay tàu thuyền mà bạn lại thấy cây cối tên bờ chuyển động vậy. - (huyavt)
Nếu bạn nói từ hồi nhỏ bạn nhìn thấy như vậy thì bạn quả thực là tài. - (Phạm Tống Kiên)
Tôi cũng nhìn thấy hiện tượng sao đổi ngôi vài lần. Hiện tượng này quan sát đặc biệt rõ ở những vùng nông thôn, bầu trời đêm rất tối và trong. Các bạn ở thành phố hay những vùng bị ô nhiễm ánh sáng không có cơ hội quan sát hiện tượng này. Ngoài ra hiện tượng sao băng thì nhìn thấy cả chục lần trong đêm! - (Hai Nguyễn)
Có thể đây là mấy cái vệ tinh nhân tạo chứ việc sao đổi vị trí là rất hiếm với tỷ lệ là rất nhỏ. - (Thuy Pham)
hoặc là bạn đang kể chuyện cổ tích hoặc là 1 trong 2 ngôi sao ấy là máy bay bạn à - (Linh Lan)
Chỉ là do 2 ngôi sao nằm gần sao bắc đẩu nên nó quay xung quanh sao sao Bắc đẩu (Bạn xem cái Star Trail around polaris nhé. - (Lớp 7)
Do Trái Đất quay liên tục quanh trục, các ngôi sao trông giống như đang xoay quanh cái celestial pole (hiểu nôm na là các cực bắc nam của bầu trời, cực Bắc là cái chỗ có sao Bắc Đẩu), sao nào ở xa các cực thì quay trên vòng tròn rộng hơn, còn ngôi sao gần cực xoay trên vòng tròn nhỏ thì có thể dễ dàng thấy nó đang di chuyển trên một quỹ đạo elip. - (Lớp 7)
Hai ngôi sao đổi vị trí cho nhau tất nhiên là có. Chúng thuộc hệ sao quay quanh nhau. Nhưng thời gian để mỗi sao quay 1/2 vòng để đổi vị trí cho nhau cũng mất hàng năm trời. VD như trái đất quay quanh mặt trời vậy. Bạn ko thể nhìn thấy trong khoảng thời gian ngắn đc. Ngoài ra ngôi sao gần nhất cũng cánh ta 4000 năm ánh sáng. Nếu có hệ sao đôi bạn cũng chỉ thấy 1 chấm sáng mà thôi. Theo mình 2 chấm sáng bạn nhìn thấy 1 chấm là sao, 1 chấm ko phải là sao. Có thể là vệ tinh hoặc hành tinh trong thái dương hệ như hỏa, mộc, thổ ... vì vệ tinh hay hành tinh di chuyển nhanh hơn các sao trong bầu trời đêm. Như hỏa tinh đôi khi ta thấy nó di chuyển lên rồi dật lùi trở lại, rồi lại tiến lên điều này giải thích là quay đạo của hỏa tinh và trái đất tọa thành. Thân!! - (Hao nguyen)
Được, nhưng không phải trong trường hợp bạn nói. - (hthnth)
theo mình thì không phải 2 ngôi sao đổi chỗ cho nhau, mà đơn giản là nó đang di chuyển trong không gian mà thôi. do chúng ta đứng trên trái đất ( chỉ nhìn được 1 chiều của không gian) nên mới có cảm nhận là 2 ngôi sao đổi chỗ cho nhau. - (junkimchua)
Trường hợp hệ sao đôi có thể xoay quanh nhau. Nhưng mình nghĩ bạn hoa mắt, vì không có hệ sao đôi nào như vậy đủ gần để thấy bằng mắt thường. Cũng không cớ gì 2 ngối sao xoay nhanh đến mức với khoảng cách thiên văn chỉ trong phút chốc. Cuối cùng là hình ảnh biểu kiến của 2 đốm sáng trên bầu trời 2D và vì trí thật của 2 đốm sáng đó là 2 chuyện khác nhau. - (Arthas Menethil)
Không đâu bạn, đó là vị trí quan sát của bạn đã bị thay đổi do trái đất quay quanh trục nhé. - (Uoat)
Vật đổi sao rời là đây :3 - (Huy Hải Đinh)
Chỉ biết cười khi xem câu hỏi này , tôi bó tay :)) - (BinhYenTrongLong)
Sao, tiểu hành tinh, Hành tinh, hay ngay cả Hệ hành tinh cũng quay quanh quỹ đạo theo vật chủ của nó, tương tự như trái đất quay quanh mặt trời. Do vậy nếu có sự thay đổi vị trí cũng có nghĩa là thay đổi quỹ đạo bay, và để có thể xảy ra vấn đề đó thì chắc phải có vụ nổ bigbang tiếp theo. - (võ nguyễn)
đổi được, cầm ngôi sao này bỏ qua bên kia và ngược lại , còn cánh khác là bạn xoay người 180 độ, thì sao cũng đổi ví trí đó bạn - (duong)
Giới thiên văn gọi thế nào là sao? Thế nào là hành tinh? Vậy mọi người... và còn nhiều khái niệm khác nữa. Tôi thấy người Việt hiểu đúng nhưng hay quen cách gọi từ xưa của các cụ về tên các vật thể trên vũ trụ thì phải. - (Lê Hoàng)