Lịch sử tiếng việt
Đọc các tài liệu tham khảo đã cho và trả lời câu hỏi: Các nhà Việt ngữ học có những xu hướng nhìn nhận vấn đề từ loại tiếng Việt như thế nào? Vì sao lại có những quan niệm trái ngược nhau như vậy về vấn đề từ loại tiếng Việt? ...
Đọc các tài liệu tham khảo đã cho và trả lời câu hỏi:
Các nhà Việt ngữ học có những xu hướng nhìn nhận vấn đề từ loại tiếng Việt như thế nào? Vì sao lại có những quan niệm trái ngược nhau như vậy về vấn đề từ loại tiếng Việt?
- Xu hướng 1: phủ nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt .
- Xu hướng 2: Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt
Nguyên nhân: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, từ tiếng Việt không biến đổi hình thái trong hoạt động sử dụng ngôn ngữ. Đặc điểm này khiến cho việc xác định từ loại trong tiếng Việt có những điểm khác biệt so với các ngôn ngữ hòa kết (tiêu biểu là các ngôn ngữ Ấn - Âu).
Hãy cho biết:
Giữa các nhà Việt ngữ học theo xu hướng thừa nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt, quan niệm phân chia từ loại tiếng Việt có hoàn toàn thống nhất không?
Hint
So sánh các tiêu chí phân chia từ loại tiếng Việt được các tác giả Trương Vĩnh Kí, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân, Lê Văn Lí. Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Tài Cẩn,...nêu ra.
Có | |
Không |
Sai
Đúng
Khái quát về lịch sử vấn đề từ loại tiếng Việt
Vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái nên việc nghiên cứu về từ loại không thể tránh khỏi những ý kiến bất đồng. Có 2 quan điiểm trái ngược nhau trong vấn đề phân chia từ loại tiếng Việt:- Xu hướng 1: phủ nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt .Đó là các tác giả: M.Grammont, Lê Quang Trình, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hiến Lê." Tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn với ngôn ngữ phương Tây nên không có từ loại..." và "... không nên phân biệt từ loại bởi vì không phân loại được và cũng chẳng để làm gì"( Lịch sử văn chương Việt Nam. 1.Paris. Hồ Hữu Tường)
- Xu hướng 2: Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt.Song tuỳ theo quan điểm và tuỳ theo các phương pháp khác nhau, các ý kiến đó tập hợp thành 3 nhóm chính: +Phân loại từ loại xuất phát từ ý nghĩa của từ: Đây là xu hướng của ngữ pháp truyền thống, với các đại diện như Trương Vĩnh Kí, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân… Áp dụng khuôn mẫu sẵn có của ngữ pháp Latinh, họ đã chia vốn từ tiếng Việt theo đúng các từ loại của ngôn ngữ Ấn - Âu. Các nhà ngôn ngữ sau này gọi cách phân chia của buổi đầu nghiên cứu ấy là phân loai từ theo lối “tiên nghiệm chủ nghĩa”.+Phân loại từ loại dựa vào khả năng kết hợp của từ: Đây là xu hướng của nhóm tác giả theo trường phái cấu trúc luận với các đại diện là Lê Văn Lí. Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Tài Cẩn.Chịu ảnh hưởng của trường phái cấu trúc luận Mĩ về thế phân bố (chu cảnh), các tác giả đã tiến hành phân loại tiếng Việt dựa vào khả năng kết hợp của từ. Lê Văn Lí trong tác phẩm Le parler vietnamien. Hương Canh. Paris 1948 đã khẳng định “ Chính nhờ sự phân tích tỉ mỉ tất cả các yếu tố của chu cảnh 1 từ trong tất cả các vị trí của nó mà người ta đi tới chỗ xác định được những tiêu chí khu biệt cho phép ta tìm ra các từ, khiến cho 1từ này vì có những tiêu chí này nên không trùng với từ khác vốn có tiêu chí khác.” Những từ dùng để khu biệt từ này với từ khác ông gọi là từ làm chứng ( mots – témoins). + Phân loại từ dựa vào cả ý nghĩa và khả năng kết hợp của từ.Với phương pháp này vốn từ Tiếng Việt được phân loại khá triệt để song nó vẫn không thể rạch ròi 1 số nhóm từ và 1 số tiểu loại trong mỗi nhóm. Nhằm khắc phục điều đó, trong cuốn Văn phạm Việt Nam- NXB Phạm Văn Tươi. Sài Gòn 1952, tác giả Bùi Đức Tịnh đã bổ sung thêm tiêu chí “chức năng mà từ đảm nhận trong câu” nhằm phân định từ loại .