24/05/2018, 21:59

Thái Bình Dương

Thái Bình Dương (theo tiếng Latinh: Mare Pacificum, được đặt tên bởi nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan), là đại dương lớn nhất thế giới, bao phủ một phần ba bề mặt Trái Đất, với diện tích 179,7 triệu km² (69,4 triệu dặm vuông). Nó trải dài ...

Thái Bình Dương (theo tiếng Latinh: Mare Pacificum, được đặt tên bởi nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan), là đại dương lớn nhất thế giới, bao phủ một phần ba bề mặt Trái Đất, với diện tích 179,7 triệu km² (69,4 triệu dặm vuông). Nó trải dài khoảng 15.500 km (9.600 dặm) từ biển Bering trong vùng Bắc cực đến gần biển Ross của Nam cực (mặc dù đôi khi khu vực ven châu Nam Cực được gọi là Nam Đại Dương). Thái Bình Dương có chiều rộng đông-tây lớn nhất tại vĩ tuyến 5° bắc, nơi nó trải dài 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia. Ranh giới phía tây của biển này thường được đặt tại eo biển Malacca. Điểm thấp nhất trái đất tại vực Mariana nằm ở dộ sâu 11.022 m dưới mặt nước.

Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã đặt tên cho biển này vào năm 1520. Trong suốt cuộc hành trình của ông từ eo biển Magellan đến Philippines, Magellan đã không gặp trở ngại. Tuy nhiên, Thái Bình Dương không phải lúc nào cũng "thái bình". Nhiều cơn bão đã tàn phá nhiều đảo trên Thái Bình Dương và các khu vực đất liền ven biển có nhiều núi lửa và thường có động đất. Sóng thần, do động đất dưới đáy biển gây ra, đã tàn phá nhiều đảo và phá hủy nhiều làng mạc.

Đáy biển ở lòng chảo trung tâm Thái Bình Dương tương đối đồng đều, các khu vực sâu thẳm với độ sâu trung bình khoảng 4270m. Sự khác biệt ở khu vực lòng chảo là các ngọn núi dưới mặt nước độ dốc lớn và đỉnh bằng. Phần phía tây của nền gồm các rặng núi mọc lên trên mặt biển tạo thành các hòn đảo, như đảo Solomon và New Zealand, và các vực sâu, như vực Mariana, vực Philippine, và vực Tonga. Hầu hết các vực nằm sát với rìa ngoài của thềm lục địa phía tây rộng lớn.

Theo rìa phía đông của lòng chảo Thái Bình Dương là một phần của dãy núi miền trung của đại dương. Khoảng 3000km trải dài, khoảng 3km trên mặt nền đại dương bên cạnh.

Dọc theo lề Thái Bình Dương có nhiều biển nhỏ, biển lớn nhất là biển Celebes, biển Coral, biển Đông Trung Hoa (East China Sea), biển Nhật Bản, biển Đông , biển Sulu, biển Tasman và Hoàng Hải. Eo biển Malacca nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương về hướng tây, và eo biển Magellan nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương về hướng đông.

  • Biển Arafura
  • Biển Banda
  • Biển Bering
  • Biển Bismarck
  • Biển Bột Hải
  • Biển Bohol (biển Mindanao)
  • Biển Camotes
  • Biển Celebes
  • Biển Ceram
  • Biển Chile
  • Biển Coral
  • Biển Đông Trung Hoa Đông Hải
  • Biển Flores
  • Vịnh Alaska
  • Vịnh California (Biển Cortés)
  • Vịnh Carpentaria
  • Vịnh Thái Lan
  • Biển Halmahera
  • Biển Java
  • Biển Koro
  • Biển Molucca
  • Biển Philippines
  • Biển Savu
  • Biển Nhật Bản
  • Biển Okhotsk
  • Biển nội địa Seto
  • Biển Solomon
  • Biển Đông Nam Hải
  • Biển Sulu
  • Biển Tasman
  • Biển Timor
  • Hoàng Hải
  • Hải lưu Aleutia
  • Hải lưu Bắc Thái Bình Dương
  • Hải lưu Humboldt (hay hải lưu Peru)
  • Hải lưu Kuroshio (hay hải lưu Nhật Bản)
  • Hải lưu Oyashio
  • Hải lưu Mindanao
  • Hải lưu bắc xích đạo
  • Hải lưu nam xích đạo
  • Hải lưu Cromwell

Thái Bình Dương có khoảng 25.000 đảo (hơn số đảo của các biển khác hợp lại), phần lớn nằm phía nam của đường xích đạo.

0