18/06/2018, 11:23

Lịch sử phép truyền máu

Ngày 15 tháng 6 1667: truyền máu cho người đầu tiên thành công. Sự truyền máu này có tính chữa bênh và bị cấm ba năm sau. Sự tuần hoàn máu được William Harvey khám phá năm 1628 và sự hiểu biết về sư di chuyển máu càng ngày càng tiến bộ trong những thập niên tiếp ...

 

Ngày 15 tháng  6 1667:  truyền  máu cho người đầu tiên thành công. Sự truyền  máu này có tính chữa bênh và bị cấm ba  năm sau.

Sự tuần hoàn máu được William Harvey khám phá năm 1628 và sự hiểu biết về sư di chuyển  máu càng  ngày càng tiến bộ trong  những thập niên tiếp theo.

Năm 1657 người ta đã bắt đầu tiêm thuốc vào mạch máu các con vật với mục đích sẽ áp dụng  cho người. Tiêm thuốc  vào máu cho đến việc truyền máu, chỉ cần một bước để vượt qua.

  Tháng 2 năm 1666 Richard Lower, người Anh,  đã truyền máu thành công  trên súc  vật tại Oxford. tin tức  này  được truyền đi nhanh chóng khắp Âu châu, được đăng  lên các  báo Anh tháng 11 năm 1666 và  trên báo Pháp Journal des savants ngày 31 tháng  1 năm  1667.
 Richard  Lower  

Tại Paris Louis XIV thành lập Hàn lâm viện khoa học  năm  1666. Các nhà bác học được vua mướn để lo về toán, nghĩa là hình học, cơ hoc và thiên văn học ngoài ra còn  lo về vật lý, thời bấy giờ gồm thực vật học, hóa học và cơ thể học.

Những  lần truyền máu đầu tiên do những người tình nguyện chịu nhận  truyền vô họ máu của con vật.

Theo các nhà  vật lý học, sự truyền máu là  một đầu đề thời sự  mà  họ không thể không để  ý đến. Các vị  hàn  lâm Pháp là những  người đầu tiên thành công các thí nghiệm truyền  máu trên chó.

Những thử nghiệm đầu tiên trên người

  Đầu tiên Denis thí nghiệm trên chó. Dần dần  kỹ thuật của  ông tiến bộ hơn: ông  không còn  làm chết con vật nhận  máu và phẫu thuật càng ngày càng  làm bớt đau. Ông đã làm những thí nghiệm với kết quả không ngờ: khi truyền  máu từ một con chó  mạnh khoẻ qua con chó  ghẻ, không những con chó mạnh không bị nhiễm  bịnh mà con chó  binh lại được  lành bịnh. 
 Jean-Baptiste Denis  

Ông suy ra rằng truyền máu có thể trị bịnh và sẽ có ích cho người. Ông không muốn lấy mạng sống  một người để cứu một người, nên  ông  nghĩ cách lấy máu con vật để truyền cho người. Ông cho rằng truyền trực  tiếp máu con vật sẽ  không  nguy hiểm cho người vì  người ăn thịt  và máu con vật và thành quả của thức ăn này là thấm vào và truyền qua máu người. 

Một thanh niên 15 tuổi là người đầu tiên tình nguyện thực hiện thí nghiệm này. Anh ta bị sốt nặng đã hai tháng. Người ta đã làm mất máu anh ta  khá nhiều nên anh ta  rất yếu. Họ nghĩ rằng anh ta còn quá ít máu và vì sốt quá nên máu đặc lại nên  anh ta sẽ  mạnh nếu truyền  máu mới cho anh ta.

Ngày 15 tháng 6 năm 1667 họ mang  con cừu con đến. Rút 90 gram máu nơi cánh tay chàng thanh niên và truyền máu con cừu vào anh ta. Kết quả mỹ mãn, anh thanh niên  lành bịnh và  sống  bình thường.

  Vài tháng sau có một người khoảng 34 tuổi, nạn nhân bị điên khùng, từ bốn chạy rông ngoài đường phố Paris, gần như trần truồng, từ  bốn tháng  nay. Ông de Montmor thương cảm nên bắt anh này đưa cho Denis và Emmerez chữa trị.  Cả hai tin tưởng  lần thành công trước nên  nhận chữa trị người điên  này.
 Habert de Montmor là người bảo hộ cho khoa học nổi tiếng, khuyến khích và tài trợ cho những  lần truyền máu đầu tiên  nơi người, thực hiện bởi Jean-Baptiste Denis. Ngày 19 tháng 12 năm 1667 họ chỉ truyền  một ít máu bò con vô bệnh nhân nơi cánh tay phải  vì thấy người này có vẻ  yếu.  Sáng hôm sau bệnh nhân  có vẻ  bình tĩnh hơn, lần này người đàn ông  nhận 500 gram máu bê con nơi cánh tay trái. Hai ngày sau, ông ta chảy máu mũi và  nước tiểu đen như than. Rồi thì tình trạng  của ông ta  khá  hơn và nhiều người chứng  nhận  là có kết quà tốt.  

Có những người tin rằng  thay đổi máu mới ngoài việc chữa trị được bịnh, còn đươc trẻ lại và con nguời sẽ bất tử nếu máu được  đổi mới luôn luôn.  Cũng có người dè dặt sợ nguy hiểm.  

Hai tháng sau khi được truyền máu, người đàn ông điên nọ bị lên cơn, Denis được gọi đến bên giường ông ta nhưng đêm đó ông ta qua đời. Có phài vì sự truyền máu lần trước đã gây nên cái chết? Thật khó mà biết được. Và Denis bị kiện ra tòa. Vụ án nổi tiếng xảy ra và được hội đồng khoa học hỗ trợ. Những  nhân chứng giải tội đến tuyên  bố với tòa rằng  ông ta thường xuyên than rằng vợ ông có ý đầu độc ông và anh thanh niên được Denis cứu đã đến chứng nhận việc  làm tốt đẹp của ông.

Tuy Denis không bị án tù nhưng  việc truyền máu quá nguy hiểm nên bị biểu quyết cấm dùng từ năm 1670.  Không thể để những người chết vì băng huyết, vài năm sau Denis  chế tạo một dung dịch cầm máu và được áp dụng  một thời gian trong  hải quân Anh.

Cuối thế kỷ thứ XVIII người ta trở lại sử dụng sự truyền máu nhưng mãi đến đầu thế kỷ thứ XX người ta mới khám phá ra  các nhóm máu

Các nhóm máu:

Karl Landsteiner  được giải thưởng Nobel năm 1930 nhờ khảo sát 4 nhóm máu có tính di truyền, gọi là  nhóm A, B, AB và O. Nhóm O là nhóm cho được  mọi người (universel donor) nhưng  chỉ nhận được  máu nhóm O mà thôi. Còn người nhóm AB thì nhận được  máu của mọi người nhưng chỉ cho được người có nhóm AB mà thôi. Người có nhóm A cho được  người có nhóm A hay AB nhưng chỉ nhận được nhóm A hay O.  Nhóm B cho  những người thuộc nhóm B và AB nhưng chỉ nận được  nhóm B và O.

Nhóm A vá O thông thường nhất, chiếm khoảng 85% dân số.

Rhesus

Các nhóm Rhesus cũng rất quan trọng trong sự truyền máu, nhưng chỉ được khám phá  từ năm 1940 do Steiner và Wiener.

Khi một người nhóm Rhesus dương cho một người nhóm Rhesus âm, cơ thể ngươi này sẽ tạo ra kháng thể (anticorps, antibodies) có thể gây phản ứng với các tế bào máu

Di truyền của nhóm máu

 Nhóm máu của cha, mẹ  Nhóm máu truyền cho con  không truyền cho con
 0 x 0

0 x A

A x A

0 x B

B x B

A x B

0 x AB

A x AB

B x AB

AB x AB

0

0, A

0, A

0, B

0, B

0, A, B, AB

A, B

A, B, AB

A, B, AB

A, B, AB 

 A, B, AB

B, AB

B, AB

A, AB

A, AB

_

0, AB

0

0

0

Võ Thị Diệu Hằng

0