24/05/2018, 16:24

Lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Ngay từ năm đầu kháng chiến chống Pháp chính phủ đã áp dụng chế độ hưu chí cũ của Pháp để giải quyết quyền lợi cho một số công chức đã làm việc dưới thời Pháp sau đó đi theo kháng chiêns nay đã già yếu. Đến năm 1950, Hồ Chủ Tịch dã kí sắc lệnh ...

Ngay từ năm đầu kháng chiến chống Pháp chính phủ đã áp dụng chế độ hưu chí cũ của Pháp để giải quyết quyền lợi cho một số công chức đã làm việc dưới thời Pháp sau đó đi theo kháng chiêns nay đã già yếu. Đến năm 1950, Hồ Chủ Tịch dã kí sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành quy chế công chức và sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 ban hành quy chế công nhân.

Nhìn lại các chế độ ban hành ở giai đoạn nay cho thấy: Các chính sách được ban hành ngay sau khi giàng được độc lập, trong tình trạng kinh tế còn nhiều thiếu thốn nên chưa đầy đủ chỉ đảm bảo được mức sống tối thiểu cho công nhân viên chức Nhà nước. Mức hưởng mang tính bình quân, đồng cam cộng khổ, chưa có tính lâu dài. Các khoản chi còn lẫn lộn với tiền lương, chính sách BHXH chưa có quỹ riêng để thực hiện. Tuy nhiên, chính sách BHXH có ý nghĩa giải quyết khó khăn cho công nhân viên chức khi tuổi già hoặc mất sức lao động.

Trong giai đoạn này kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đòi hỏi số đông lực lượng lao động. Vì vậy, ngày 27/12/1961 Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời theo nghị định số 218/Chính phủ về các chế độ BHXH cho công nhân viên chức nhà nước. Đối tượng tham gia BHXH là công nhân viên chức lực lượng vũ trang. Đã hình thành nguồn để chi trả các chế độ BHXH trong ngân sách nhà nước trên cơ sở đóng góp của xí nghiệp (4,7% so với tổng quỹ lương) và nhà nước cấp. Áp dụng 6 chế độ BHXH là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất cho công nhân viên chức. Ngày 18/9/1985 Hội đồng bộ trưởng ban hành nghị định 236/HĐBT về việc bổ xung, sửa đổi chế độ BHXH.

Như vậy qua hơn 35 năm thực hiện hnàg triệu người đã được hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, nên đã có tác dụng làm cho đội ngũ công nhân viên chức gắn bó với cách mạng với chính quyền, khuyến khích họ hăng say chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như trong lao động sản xuất xây dựng đất nước. Chính sách BHXH này đã đảm bảo điều kiện thiết yếu về vật chất và tinh thần cho người lao động trong trường hợp gặp rủi ro không làm việc được góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Tuy nhiên, các chính sách BHXH đã ban hành cũng bộc lộ một số mặt tồn tại như: phạm vi đối tượng tham gia BHXH chỉ giới hạn chưa thể hiện rõ sự công bằng đối với người lao động làm việc trong và ngoài khu vực nhà nước, quyền lợi trách nhiệm các bên tham gia chưa được thiết lập đầy đủ...

Bộ luật lao động đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ V Quốc hội khoá IX ngày 28/6/1994, qui định tại chương XII về BHXH áp dụng cho người lao động cho mọi thành phần kinh tế. Chính phủ ban hành điều lệ BHXH kèm theo nghị định số 12/CP hướng dẫn qui định thi hành.

Chính sách BHXH trong giai đoạn này đã mở rộng phạm vi đối tượng tham gia đối với lao động làm công hưởng lương ở các đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng 10 lao động trở lên thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực tế trước nghị định số 12/CP số lao động tham gia BHXH là 3,4 triệu người thì hiện nay đã có 4,1 triệu người trong đó có 517 nghìn người ngoài quốc doanh( kể cả doanh liên doanh). Quỹ BHXH chủ yếu từ người sử dụng lao động đóng ( 15% quĩ lương) và người lao động đóng(5% tiền lương) độc lập với ngân sách nhà nước. Qui định rã trách nhiệm của người sử dụng lao động khi thuê mướn lao động phải đóng BHXH cho người lao động. Qui định rõ nghĩa vụ của người lao động trong việc đóng góp. Nguồn thu BHXH hàng năm tăng lên.

Năm 1996 1998 2000 2001
Thu(Tỉ đồng) 2569 3875 5800 5718

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Việc tăng nguồn thu này đã giúp cho việc thực hiện chế độ BHXH trước hết là người nghỉ hưu được tốt hơn. Chế độ BHXH có tác dụng tích cực làm ổn định đời sống người lao động từ đó có tác dụng tích cực động viên mọi người an tâm lao động sản xuất, với năng suất cao, hiệu quả cao. Đã thể hiện được sự công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ đồng thời mang tính chất cộng đồng xã hội để chia sẻ rủi ro.Tuy nhiên,về đối tượng tham gia BHXH chủ yếu vẫn là ở khu vực Nhà nước, lao động làm việc ở cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, kể cả liên doanh cồn thấp, chỉ có 15% lực lượng lao động xã hội thuộc đối tượng BHXH bắt buộc.Hiện nay, loại hình BHXH tự nguyện chưa được ban hành. Do đó, nhiều người lao động không thuộc diện làm công ăn lương, có nguỵện vọng tham gia BHXH thì chưa thực hiện được nguyện vọng của mình, chưa có chế độ bảo hiểm thất nghiệp để ổn định cuộc sống người lao động bị mất việc làm. Công tác giáo dục tuyên truyền còn rất hạn chế nên nhiều doanh nghiệp không đống BHXH. Một số qui định trong chính sách chế độ BHXH hiện hành trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc.

0