18/06/2018, 11:20

Lịch sử HIV

Nguồn gốc HIV và AIDS Nguồn gốc của AIDS và HIV đã làm đau đầu các nhà khoa học từ khi phát hiện được những ca bệnh đầu tiên vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Trên 20 năm qua, đây là 1 chủ đề của bao cuộc tranh luận nẩy lửa, từ chuyện 1 tiếp viên hàng không ...

Nguồn gốc  HIV và  AIDS 

Nguồn gốc  của  AIDS  và HIV  đã làm đau đầu các nhà khoa học  từ  khi phát hiện được những ca bệnh  đầu tiên  vào  đầu  những năm 80  của  thế kỷ  trước. Trên  20 năm  qua, đây là   1  chủ đề  của  bao  cuộc tranh luận nẩy lửa,  từ chuyện 1 tiếp viên hàng không có quan hệ tình dục  bừa bãi    đến  1 chương trình  thủ nghiệm  vaccin. Vậy   thì   đâu là sự thật,  hay  AIDS  từ đâu mà  có ?

Các  ca  bệnh  AIDS  đầu tiên được thừa  nhận  xảy ra  tại Mỹ  vào  đầu những năm  80 thế kỷ trước . Một số người  tình dục đồng giới nam   tại  New York và  San Francisco đột  nhiên  mắc   những  bệnh nhiễm trùng cơ hội hiếm  gặp ( 5 người bị viêm  phổi  do Pneumocystic  carinii  và 26 người bị ung thư  Kaposi)  mà các thầy thuốc  phải  bó tay. Tất cả   các  bệnh nhân  đều   bị suy giảm  miễn dịch  một  cách kỳ lạ - hệ thống  miễn dịch của  họ thậm chí   không đủ sức  chống đỡ  các nhiễm trùng   đơn  giản. Chẩn đoán  ban đầu    là GRID, đặt theo chữ  đầu  của Gay Related Immunodeficiency Disease (bệnh suy giảm  miễn dịch  liên quan với người  tình dục đồng giới nam). Nhưng sau đó  tên  này  được đổi thành AIDS. Chẳng bao lâu   sau đó, HIV (Human Immunodeficiency Virus) được  phát hiện .

Dịch AIDS  chính thức  được Michael Gottlieb và  cs công  bố    trên  tờ Morbidity and Mortality Weekly Report  ngày 5 tháng 6,1981  các  trường  hợp  tình dục đồng giới nam  bị  viêm  phổi do nhiễm Pneumocystis carinii

Vào cuối năm  1983,   GS Luc Montagnier  và  cs  tại viện Pasteur Paris  phát hiện   ra virus  gây bệnh  và  đặt  tên  là LAV- lymphadenopathy associated virus (virus  có liên quan đến bệnh hạch lymphô).

Gần  nửa năm   sau, Gs Robert Gallo   và  nhóm nghiên cứu  tại  NIH (National Institute  of Health)  cũng phát hiện  1  virus  như thế   và đặt tên  là  HTLV III - Human T-cell lymphotropic virus (virus ưa tế bào lymphô  T  của người) và   tự cho  mình là người  đã phát hiện ra   virus  gây suy  giảm  miễn dịch ở người (HIV).  Việc này   đã   dấy lên  1 cuộc tranh cãi  gay  gắt  giữa  2 nhóm nghiên   cứu.  Đến   tháng 3/1987,  cuộc tranh cãi này   mới  chấm dứt  khi   Tổng  thống Mỹ Ronald Reagan  và  Tổng  thống Pháp   đứng  ra  dàn xếp, tuyên bố  Luc Montagnier và  Robert Gallo là  đồng tác giả  phát hiện ra  HIV.

 Dù   rằng  hiện nay   có bằng chứng  rõ ràng chứng  minh   HIV  gây ra AIDS, nhưng cho đến  nay  vẫn còn có người  cứ nhất định không   thừa nhận  mối liên  hệ   này. Cho nên, để tìm  ra nguồn gốc  của AIDS, cần  phải   truy tầm nguồn gốc HIV,   và  bằng  cách nào, khi nào  và  từ đâu  mà HIV  lần đầu tiên  bắt  đầu   gây  bệnh  cho  người.


Vài  nét  về  HIV 

HIV thuộc  nhóm Lentivirus, và giống như   mọi  virus thuộc typ này,   nó tấn công  hệ  miễn dịch.  Lentivirus  lại thuộc  vào 1  nhóm  virus  lớn   hơn   gọi là  Retrovirus. Lentivirus   có nghĩa  là virus chậm  cần có nhiều thời gian để gây   ra  tác dụng có  hại cho  cơ thể.  Nhóm virus  này gặp   ở nhiều  loài động  vật khác nhau, như  mèo, cừu , ngựa  và  trâu bò.   Tuy nhiên, typ Lentivirus  mà ta  quan tâm khi    nghiên cứu  nguồn  gốc của  HIV  là SIV  (Simian Immunodeficiency Virus)   gây bệnh  ở  loài khỉ.

HIV  là  1 virus   có tính  thay đổi cao, đột   biến  dễ  dàng. Điều  này có  nghĩa   là  ngay  trong cơ thể   của  1  ngừơi  bị nhiễm cũng có  nhiều chủng HIV. Dựa trên  những điểm tương tự   về di truyền,   ta  có thể  phân  loại  vô  số  các  chủng virus khác nhau   đó thành    typ, nhóm  và  phân typ.

            Có  2  typ  HIV:: HIV-1 và  HIV-2.    Cả 2  typ đều  lây truyền    qua    quan hệ tình dục, qua  đường máu, và từ mẹ  sang con. Cả  2 typ này dường như   đều   gây bệnh cảnh  lâm sàng   AIDS khá  giống nhau, khó  phân biệt. Tuy  nhiên, HIV-2    không dễ  lây như HIV-1, và  thời  gian  kể từ  lúc mới  bắt đầu nhiễm    cho đến khi  xuất hiện bệnh   dài hơn    trừơng hợp HIV-2.

Phân nhóm HIV

            Trên   toàn thế giới,    HIV-1 là nhóm gây đại dịch  AIDS, và   khi  nói  nhiễm HIV  mà không kèm theo typ, tức là   đang  nói tới  HIV-1.

 HIV-2  ít gặp, chủ  yếu  khu trú  tại Tây Phi, ít  khi thấy  ở  nơi  khác. HIV-2  có 8  nhóm  phụ,  từ A  đến H.

 hiv01n

Các chủng  HIV-1   có thể được  phân thành   3 nhóm:  nhóm “M” (major= chính),  nhóm “O”  (outlier= ngoài rìa)  và  nhóm  “N”  (new= mới  hoặc  non- M  non- O)  ). 3 nhóm  này   đại diện cho 3  đợt   du nhập   riêng   rẽ của   virus  SIV  gây suy  giảm miễn dịch  của khỉ sang  người.

            Nhóm O  dường  như chỉ   khu  trú  tại vùng  Tây Phi  , còn nhóm N cực  kỳ   hiếm  , chỉ   mới  đựơc phát hiện   năm 1998   tại Cameroon. Trên  90%   các trừơng hợp nhiễm HIV-1   đều thuộc  nhóm  M,  do đó,  nếu  không   ghi   chú,  các  thông tin  trong  bài này   chủ yếu chỉ   bàn đến  HIV-1 nhóm M.

Trong  HIV-1 nhóm M , có  ít nhất   là  9  phân typ (subtype  hoặc clade). Những   phân typ  đó là A, B, C, D, F, G, H, J và K.

Đôi khi  2  virus  thuộc  2 phân typ  khác nhau  cùng hiện diện  trong   tế bào   của  ngừơi nhiễm  và   chúng  hoà trộn  các  chất liệu di truyền để  tạo thành 1   virus lai (hybrid) mới. Đây  là 1 tiến trình  tương tự  như sinh  sản hữu tính,  cho nên đôi khi   còn  được  gọi là  sự giao phối của virus (viral sex). Nhiều  virus thuộc chủng  mới này  không  sống  sót lâu được , nhưng   những  chủng nào   gây   nhiễm   được  cho ngừơi khác  sẽ  đựơc gọi  là CRFs  (các thể  tái tổ  hợp  lưu  thông = circulating recombinant forms). Lấy ví dụ CRF A/B   là  sự kết hợp của  các phân  typ A  và B.  Hiện nay  đã  phát  hiện  có  đến 30 CRF.

Việc   sắp xếp các  chủng HIV   thành  các  phân typ   và CRF  là  1 chủ đề  khá  rối  rắm   và  các  định nghĩa phân  loại  thừơng  phải thay đổi khi  có những  phát  hiện  mới. Một  số  nhà  khoa  học  cứ  gọi A1, A2, A3, F1 và  F2 là  phân typ  mặc  dù   nhiều ngừơi   coi A và F mới đúng   là phân typ.

CRF A/E   đựơc  coi  là do sự lai tạo  giữa phân typ A  và  1 phân typ “gốc “  là  E. Tuy nhiên   chưa ai  thấy được  phân  typ E  ở  dạng  riêng  rẽ. Lại còn rối rắm hơn, khi  nhiều ngừơi   vẫn cứ   coi CRF A/E  là  phân typ E (trên thực   tế  phải gọi  là CRF01_AE mới đúng).

1  virus   được  phân  lập tại  Cyprus   lúc đầu đựơc   xếp   vào   nhóm phụ  mới I,  sau  đó   được phân  loại lại  là   1  thể kết hợp  của A/G/I.  Hiện nay,   virus này đựơc  coi  là  đại diện   cho 1 CRF  phức  tạp  gồm  những  phân nhóm A, G, H, K   và  những  vùng không  phân  loại đựơc.   Thành   ra   tên gọi I  không  còn  được  sử dụng  nữa.

Dưới đây  là phân bố tình hình  nhiễm HIV  theo typ  và  phân typ  của HIV-1  và HIV-2:

Phân bố  HIV theo số ca nhiễm

HIV theo nhóm  hoặc  phân typ số   ca nhiễm (% tính  theo tổng  số mắc)
HIV-1  
Nhóm M   45,000,000a(99.6)
Nhóm N 6 (0.000013)
Nhóm O 100,000a(0.22)
HIV-2  
Phân typ A  50,000a(0.11)
Phân typ B 25,000a(0.06)
Phân typ C

1 (0.0000002)

Phân typ D 1 (0.0000002)
Phân typ E 1 (0.0000002)
Phân typ F 1 (0.0000002)
Phân typ G 1 (0.0000002

a: ước tính đến  tháng 12/2004

Phân  bố các phân typ và CRF của  HIV-1

Các  phân  typ HIV -1  và CRF   đựơc   phân bố không đều  trên thế  giới,  trong  đó các phân typ  B  và C phân bố rộng  rãi nhất.

Phân typ C   chủ yếu gặp   tại miền đông và  nam châu Phi, Ấn độ  và Nepal.  Phân chủng này   gây ra    các  vụ  dịch HIV    nặng  nề nhất   và  khoảng   một  nửa các trừơng hợp nhiễm   hiện nay là do  phân chủng này.

Về mặt lịch sử,  phân typ  B là  phân typ/CRF  thừơng  gặp  nhất   tại châu Âu, châu Mỹ, Nhật, và  châu Úc.  Tình hình này có thay  đổi chút ít, bởi vì  hiện  nay  ít nhất   25 % những trừơng hợp   mới nhiễm tại châu Âu   là   do  các  phân typ mới  khác.

Phân bố   các  phân typ HIV-1  M  theo  vùng địa lý (  theo S Osmanov et al: J Acquir Imm Def Syndr 29:184, 2002.)

Phân  typ  A  và CRF A/G    nổi trội   tại   Tây  Phi và Trung Phi, phân typ A  cũng    đóng  vai trò chủ đạo   gây  vụ dịch  tại  Nga. Phân typ D   nói chung  chỉ  khu trú  tại  Đông phi và  Trung Phi;  A/E phổ biến   tại Đông nam Á,  nhưng vốn  có nguồn gốc từ   Trung Phi; F  đựơc tìm thấy  tại Trung Phi, Nam Mỹ  và  Đông Âu; G và A/G   đựơc ghi nhận tại Tây Phi và  đông Phi  và tại Trung Âu.Phân nhóm H  chỉ tìm thấy  tại Trung Phi; J   chỉ có tại Trung Mỹ;  và K   chỉ  có  tại Cọng hoà Dân chủ  Congo  và  Cameroon.

Nguồn gốc   HIV

Hiện nay, HIV được    chấp nhận   là hậu duệ  của SIV  bởi vì  một  số chủng  SIV     có cấu   trúc di  truyền rất   giống   với HIV-1 và HIV-2.

HIV-2   tương ứng  với  SIVsm, là 1 chủng  của SIV   tìm thấy ở  loài khỉ mặt xanh (sooty mangabey)  ,  là  loài khỉ  bản địa  vùng  tây Phi.

 Còn typ HIV-1,   có độc lực  mạnh  hơn, gây đại dịch nhiều hơn. Mãi cho đến năm  1999, mới  xác định  được đối tác   gần  gũi nhất của HIV-1   là SIVcpz,  là SIV   tìm thấy   ở loài tinh tinh (chimpanzee). Tuy nhiên,  chủng  virus  này  vẫn còn  có một số  khác biệt   với  HIV ở nhiều  điểm   quan trọng.

1999: Phát hiện nguồn gốc  HIV đi  từ  SIV.

Vào tháng  2 /1999, một  nhóm các nhà  nghiên cứu  thuộc  trường  đại học Alabama  (Mỹ)  tuyên   bố   là  họ  đã tìm  thấy    1 typ  SIVcpz   rất   giống   với HIV-1. Chủng   virus này  đươc  phát hiện từ 1  mẫu nghiệm  đông   lạnh  lấy  từ  1 con tinh tinh  bắt được  thuộc phân nhóm Pan troglodytes troglodytes (P. t. troglodytes),  là loài rất phổ biến  tại  vùng  Trung  và Tây  Phi.

Các nhà nghiên cứu (do Paul Sharp  của Nottingham University và   Beatrice Hahn của  Đại học  Alabama  dẫn đầu)  đã đưa ra  phát hiện này sau  10 năm   miệt  mài  nghiên cứu  về  nguồn  gốc của  virus  HIV.  Họ cho  rằng  mẫu nghiệm   này   chúng minh được  HIV-1 đi từ  tinh tinh, và virus này  đã  có   lúc  vượt  qua  được  giới hạn loài  để  đi từ   tinh  tinh sang người.

Kết quả  nghiên cứu  của nhóm được công bố 2  năm sau đó trên tạp chí  Nature, trong đó họ   kết  luận rằng   tinh tinh hoang  dã    đã   bị  nhiễm cùng lúc  2  chủng  SIV  khác nhau,  2 chủng này  “giao  phối “   và sinh   ra 1 chủng virus thứ  3, chủng tứ  3  này  có thể  đã  được lây sang   những  con tinh tinh khác, và  điều  đáng chú ý  hơn, là   chủng  này  có  khả năng gây nhiễm cho người   và  gây  ra AIDS

Người  ta   truy tìm  nguồn  gốc  của 2  virus  này    và lần ra được  1  SIV  gây nhiễm cho  khỉ  mangabey đầu   đỏ   và  1 SIV  khác   gặp  ở loài khỉ lớn  mũi đốm (spot-nosed). Các nhà nghiên cứu   tin  rằng  sự lai tạo  đã xảy ra trong cơ thể  loài  tinh tinh   khi chúng  bị  nhiễm với  cả 2  chủng SIV sau khi  chúng   săn đuổi    và  giết 2  loài  khỉ   kia  vốn nhỏ  con hơn.

Họ cũng  kết luận rằng  3 nhóm   HIV-1  (M, N và  O)   đều  phát  xuất từ  SIV   tìm  thấy   ở    loài tinh tinh P. t. troglodytes,  và  mỗi  nhóm đại diện cho  1  biến  cố  "nhảy"  (crossover) riêng   rẽ   từ lòai tinh  tinh sang người.

Sau  17  năm  nghiên cứu thực địa tại các  vùng  Đông, Tây, Xích  đạo châu Phi,   các nhà khoa học từ nhiều  nứơc chứng minh có  ít nhất  có 40  lòai khỉ khác nhau  bị  nhiễm với 40  typ SIV  khác nhau; 3 nhóm HIV-1  và  8 phân typ   HIV-2  khác nhau  là kết  qủa  của  11  biến cố  nhảy sang lòai khác, trong đó   có sự tham gia  của   8 lòai khỉ mặt  xanh   và 3  tinh tinh  đối với   tất cả các trừơng   hợp gây nhiễm  ở người .

Làm thế  nào   HIV    nhảy sang loài khác được ?

Từ  lâu   người ta  biết  rằng   một  số virus có  thể “ nhảy “ từ loài này sang  loài khác. Thật  vậy,  chính từ việc  tinh tinh “ nhận “ SIV  từ 2 loài khỉ nhân hình khác  chứng  tỏ  rằng  sự  nhảy chéo  này  có thể xảy ra  dễ  dàng như  thế  nào. Con   ngừơi   là động vật, cho  nên   chúng ta  cũng  sẽ dễ  bị  cảm nhiễm  như loài tinh tinh.  Khi  virus  đựơc  truyền từ  động  vật sang người,  ta   gọi đó là bệnh  từ  súc vật  (zoonosis).

Dưới  đây   là  một  số  lý  thuyết được  nhiều người nhắc tới    giải thích   về sự hình thành  những  bệnh từ  súc vật   và  bằng  cách nào mà  SIV  trở thành  HIV ở người: 

Thuyết  “ngừơi đi săn “ 

 Thuyết được  chấp  nhận  rộng  rãi nhất  là  thuyết  “ ngừơi đi săn “.  Theo thuyết này,  thì  SIVcpz   đựơc chuyển sang người     khi  tinh tinh  bị  thợ săn  giết  và  ăn thịt  hoặc  do máu  của chúng   vấy  vào các  vết   cắt  hoặc thương tích  của  ngừơi  săn thú. Bình thừơng, cơ thể  của  thợ  săn  sẽ   đánh bật  SIV, nhưng   trong  một  vài tình  huống, virus này sẽ  tìm cách thích  ứng   với  cơ thể  vật chủ mới   và trở thành  HIV-1.

Thuyết này căn cứ  trên   theo thực tế  là có  nhiều  chủng  HIV sớm   khác  nhau,  mỗi chủng có  bộ  gien (make-up)  hơi  khác một chút (thừơng gặp  nhất  ở  HIV -1M)  :  mỗi  khi  những chủng HIV ban đầu  này  đi từ 1  tinh  tinh sang  1 người, virus  sẽ  phát triển hơi khác   chút ít trong cơ thể người đó, và  từ đó  sẽ tạo  ra 1 chủng khác  biệt một chút.

Một bài báo trên tờ The Lancet  năm 2004,  cho biết ngay cả đến hiện  nay  retrovirus  từ loài linh trưởng vẫn  còn  chuyển dịch sang người đi săn. Trong số những   mẫu bệnh  phẩm  lấy từ   1099 cá thể  tại Cameroon,  các nhà nghiên cứu phát  hiện  có  đến   10%  bị  nhiễm  SFV ((Simian Foamy Virus),  là  1 bệnh  giống như  SIV, trứơc đây   người ta cho rằng chỉ  gây  nhiễm  cho loài linh trưởng. Người ta tin  rằng  tất cả các trường hợp nhiễm virus  này  là do  hành động  săn giết   và  ăn  thịt những con  khỉ đó.  Từ những phát hiện này  đã dẫn đến lời  kêu  gọi  nên cấm ngay  việc tàn  sát thú  rừng   để tránh   lây truyền virus từ  loài khỉ  chuyển  sang ngừơi.  

Thuyết  vaccin  bại liệt  uống  (OPV)

Thuyết  vaccin OPV  bị vấy nhiễm   gây nhiều tranh luận  nhất    và cũng là  thuyết  gây   nhiều  suy nghĩ  nhất.  Người  chủ trò  của thuyết này  là Edward Hooper, vốn là  cựu phóng viên đài  BBC   đã từng  sống tại châu Phi từ  1981  đến  1986  bằng nhiều nghề khác nhau như  thủ  kho, thầy giáo,  người   dẫn đường …  Vào tháng 8/1986, đang ở tại Kampala, ông ta  nghe là  có hàng trăm  dân làng  Kasensero   ở bờ tây hồ Victoria đang chết  dần mòn vì  1  chứng bệnh bí hiểm   mà các chuyên  gia  y tế   cho rằng  có thể là  do AIDS. Hooper  đến ngay  làng này và tổ chức   gặp  mặt   các già làng  dưới bóng  1 cái cây to duy nhất  trong   làng. Căn bệnh  bí hiểm   này có  các triệu  chứng như   ho, sốt , loét miệng, lở  loét ngoài da  và tiêu chảy  liên tục.   Tất cả  các bệnh nhân  đều  rất  gầy ốm  và suy  mòn,  đựơc gọi là bệnh Slims . Hooper  nhớ  lại  cái cảm giác kinh hoàng  và buồn rầu khi  thấy  cảnh đó. Các già làng   cho biết  là    dân làng mắc   chứng bệnh đó khi  tiếp xúc với   binh lính,  các nhà  buôn  và  gái  bán dâm từ   Tanzania tới.  

Kịch bản sau  đó đựơc chuyển  sang Mỹ.    Vào ngày  31/5/1987,  trên  1 chương trình  radio   của đài WABC "Natural Living with Gary Null", Eva Lee Snead,  một thầy thuốc   tại  San Antonio  cho   rằng OPV  bị  vấy nhiễm SIV  từ loài khỉ  mặt xanh   châu Phi  và  từ  đó   đã  gây  ra   vụ  dịch AIDS.  Louis Pascal,  một ngừơi  dân New York   vốn   sống  ẩn dật, nghe đựơc   chương trình này.  Vốn không  hề  đựơc đào tạo   gì về y học,  nhưng có  tham gia  1 bài viết   duy nhất trong  1  tuyển tập  triết học.  Pascal quyết định  nghiên cứu về  lý thuyết  này.  Pascal  nghiền ngẫm   các tạp  chí  khoa học cho tới  lúc  ông  ta tin rằng tế bào  thận  của  loài tinh tinh (không  phải  là   của khỉ  mặt xanh châu  Phi  theo ý kiến   của  Bs Snead)  được  sử dụng   để   chế tạo  OPV  trong   1 chiến dịch  thanh toán  polio   vào năm 1950   tại Trung Phi ,   bị vấy nhiễm   virus SIV-SV40, mà   vào những năm 1950   là virus chưa đựơc phát  hiện. OPV vốn đựơc   1 nhà  virus  học nổi danh , Hilary Koprowski, giám đốc   viện Wistar  tại Philadelphia phát triển. Pascal  cũng nhấn  mạnh rằng   có 1   sự  liên hệ  giữa  các địa điểm tiêm chủng   và những  trừơng hợp AIDS   đầu tiên tại châu Phi. Pascal   cố  công  viết  ra  1 bài báo  và tìm cách  đăng  trên   những tạp chí chuyên ngành  như Lancet, Nature và New Scientist. Nhưng  những  gì ông ta nhận được từ cọng đồng khoa học là  sự từ chối hoặc  im lặng.  Sau 5 năm đầy thất vọng, trường đại học Wollongong, NSW, Australia  công bố   bài  báo  của ông này vào tháng 12/1991.  Không  có gì  ngạc nhiên  vì  chẳng  mấy ai chú  ý. Nhưng  tên của bài  báo  khá bắt mắt  “  Điều gì  xảy ra  khi khoa học  sai lầm.  Sự  sai lạc của  khoa  học   và  nguồn gốc  bệnh AIDS -  1  nghiên cứu  về sự hình thành  tự  phát “. Nhưng để   hiểu rõ  hơn   về diễn biến của vụ  việc,   ta cần  phải hiểu rõ  một  vài  sự kiện  về    việc ra  đời vaccin polio.

Nguyên vào tháng 8/1921, Tổng thống Mỹ   Franklin D. Roosevelt bị   mắc bệnh “ polio bại liệt  trẻ em “.   Trong  đời  mình ,  Roosevelt    đã dành nhiều   công sức   cho các hoạt động  thanh toán  polio. NFIP  là  tên gọi  của 1  tổ chức  quốc gia  nhằm mục đích thanh toán  polio ra  đời  vào   năm 1938  và do Basil O'Connor, bạn thân của Tổng  thống  phụ trách. O'Connor  mở   chiến dịch gây  quĩ và trong 20  năm,  mỗi năm đã  quyên góp đựơc  25 triệu USD. NFIP  tài  trợ cho Jonas Salk - Giám đốc  Phòng thí nghiệm  nghiên cứu virus  tại  trừơng đại học Pittsburg.  Vaccin polio  bất hoạt dùng để tiêm (IPV = Inactivated polio vaccine) ra đời từ viện nay, và   sau đó hàng ngàn trẻ em đã đựơc tiêm  chủng. Nhưng  vaccin tiêm   lại gây  biến chứng:  ngày 26 tháng 5 /1955 – có 5  đứa trẻ   sau khi  tiêm IPV   bị  liệt chi dưới sau khi  tiêm -  vì  thế   ngừơi ta  mới  chuyển  sang sử dụng vaccin  uống OPV. Những ngừơi  tham gia phát triển OPV là  Hilary Koprowski và  Albert Sabin của Đại học  Cincinnati và  Herald Cox của Lederle Laboratories.  Vào   ngày  27 tháng 2/1950, Koprowski là nhà  khoa học đầu tiên   trên thế giới  đem OPV  sử dụng cho người. Koprowski   cho dựng   1   trại thí nghiệm   tại Lindi, gần Stanleyville, Belgian Congo (hiện  nay  là  Kisengani, Cọng  hoà  Dân chủ Congo)   để lấy thận  tinh tinh.  Những   quả thận    này được  sử dụng để  bào chế   1 loại  vaccin OPV  được gọi  là CHAT. Từ năm 1957  đến  1960, vaccin CHAT   được  đem ra sử dụng cho   khoảng  300.000  người  tại    lãnh thổ  cựu  thuộc địa của Bỉ,   tức là   vùng  đất bao gồm  Cọng hoà dân chủ Congo, Rwanda và Burundi   ngày nay.

Thuyết  vaccin OPV  bị  vấy nhiễm   sẽ  trôi   vào quên  lãng nếu  không  có    một số  biến cố sau đây làm sống  lại.  Vào ngày  12/3/1992, Tom Curtis, là  1  phóng viên tự do tại Texas  viết   1 bài báo  đăng trên tờ Rolling Stones,   trong   đó  ông  ta  đưa  ra  1    giả thuyết   về   vụ dịch AIDS.  Thuyết  của Curtis   về  cơ bản cũng  giống  như giả thuyết do   Louis Pascal trình bày năm 1987 . Nhưng không như bài báo của  Pascal, bài của  Curtis    gây   đựơc sự quan tâm rộng rãi  của  các phương  tiện truyền thông. Koprowski   rất lấy làm giận dữ    vì  nhũng   ức đoán của giới không chuyên môn.  Tuy nhiên ,  khi được  Curtis  phỏng  vấn, ông ta  không nhớ  nổi hoặc  đưa ra đựơc   bằng chứng  là  nhóm  nghiên cứu  của ông   tại viện Wistar   đã dùng tế bào thận   của khì mặt xanh châu Phi, khỉ  macaque   hoặc  tinh tinh. Viện Wistar chỉ định  1 nhóm chuyên  gia  trình bày   những phát hiện của  họ    trong 1 báo cáo dài 8 trang  trứơc  1  hội nghị   báo chí    vào tháng  10/1992.   Báo  cáo  này đã giải tội cho  vaccin CHAT.  Ngay  lập tức, Koprowski và   viện  Wistar    kiện   Tom Curtis và  tờ báo  Rolling  Stones vì tội   phỉ  báng.   Vụ việc đựơc  dàn xếp  tại toà   khi tờ báo    đưa ra   lời  giải trình rằng “ họ  chưa  bao giờ có ý định    cho rằng  có bằng chứng  khoa  học  chứng minh   vaccin gây ra  bệnh AIDS “

Vào tháng  6/1992, Hooper  đọc được   bài  báo của Curtis    và    bị  thuyết  vaccin OPV  vấy nhiễm thuyết  phục.  Ông  ta    kiên trì  bám  lấy lý thuyết   này   và   cuối cùng  trở thành  ngừơi  ủng  hộ  nhiệt  tình nhất.  Hooper  liên   lạc    với Curtis và Pascal   và   xin đựơc  tất cả các   tài liệu nghiên  cứu của  họ. Qua nghiên cứu   về   vaccin  polio,  Hooper tình  cờ   đọc  đựơc   tên   giáo sư William Hamilton. Hamilton   là 1  nhà  sinh học  tiến  hoá   đã từng  đạt đựơc  nhiều   phần thưởng  danh  giá.  Ông giáo sư   bị  những  khía cạnh tiến  hoá  của  bệnh  AIDS lôi cuốn  và  và hết sức quan tâm đến   thuyết  vaccin OPV  bị vấy  nhiễm. Hamilton cho rằng   báo cáo của nhóm Wistar  “không đủ chứng cứ khoa học “  và còn hời hợt  quá.  Tuy nhiên, điều   làm  cho ông lo ngại nhất  là   cọng đồng khoa học  đã thằng thừng gạt bỏ   thuyết vaccin OPV bị  vấy  bẩn   và  việc các tờ báo khoa học  không chịu đăng công trình của Pascal.  Hamilton  đã viết   nhiều thư   cho các  tờ báo  nhưng   đa số đếu không đựơc đăng  và  vì thế  ông  ta  khuyến  khích và  hướng dẫn   cho Hooper   theo đuổi công trình của  mình.

Trong suốt  7 năm sau đó, Hooper    kiên trì   đào sâu   thuyết  vaccin OPV   bị  vấy nhiễm.  Để     bổ sung  kiến thức  cần thiết  cho   nghiên cứu, Hooper   đã    nghiền ngẫm    rất nhiều ngành khoa học  như sinh học phân tử, virus học,    ngành   học  về loài linh trưởng  và  nhiều  chuyên  ngành  khác.  Việc nghiên cứu , bắt đầu từ  năm 1986 , đã  đem  lại 1 công trình đồ sộ   dày 1070 trang  với tiêu đề  -Dòng sông  (The  River) -  việc truy tìm  nguồn  gốc  HIV  và  AIDS  “ đựơc   xuất bản vào tháng 12/1999.  Để  viêt cuốn  sách, Hooper   đã  rà lại  hàng ngàn  trang  bệnh án, các  bài  báo khoa học   và   tài liệu , đã thực hiện  hơn 600 cuộc  phỏng vấn, có khi  gặp những ngừơi  ít  thiện cảm ,  gọi ông là   “đồ  ngoan cố, quá  khích  và  hiếu  chiến  “. Trong  quyển sách, Hooper  đưa ra  các bằng  chứng  gián tiếp chứng minh   rằng CHAT  đã  bị  vấy nhiễm bởi  SIV   và    là nguyên nhân  gây   ra dịch AIDS.  Ông ta cũng chứng minh rằng  có   mức độ tương  ứng cao   giữa các   địa  điểm  cho uống  vaccin  CHAT  và  bằng chứng  đầu tiên  của   bệnh AIDS tại châu Phi.   Hooper    rà soát  hồ sơ   những  mẫu nghiệm   máu HIV dương tính   đựơc  lấy tại châu Phi   trứơc năm 1981.  Có  47   trong số 52  mẫu   nghiệm   lấy tại các địa điểm   cho  uống CHAT.  Tất cả các  mẫu nghiệm  đều được  lấy    trong vòng 100 dặm quanh khu vực chủng ngừa   trong đó có làng Kasensero  mà hồi tháng 8/1986   ông ta đã đựơc  nghe   về  bệnh SLIMS   lần đầu tiên.

Cuốn  sách “ Dòng  sông “ ra đời đã  dấy lên 1 cuộc tranh cãi   gay    gắt, buộc  Koprowski và  viện  Wistarvà   ra sức bác  bỏ thuyết  vaccin. Bill Hamilton   quyết định  chấm dứt  việc tranh cãi này   và tổ chức  1  hội nghị  của Hội Hoàng gia   về đề tài “ Nguồn  gốc  của HIV   và  dịch AIDS “  trong 2  ngày từ   11-12/9/2000.

 Thuyết của Hooper đựơc  nhiều nhà  khoa học  tìm cách kiểm chứng. Beatrice Hahn  và  cọng  sự    của trừơng  Đại  học Alabama, chứng  minh rằng  SIV    từ 3 con tinh tinh ở vùng Tây Phi    rõ ràng là  có  liên  quan đến HIV-1, trong lúc  1 con  khác từ  Trung Phi (con tinh  tinh của  trại Lindi)  không tương quan   với HIV-1.  Từ đó , dựa trên bộ gien  (genetic  makeup)   của 1 con  tinh tinh,  họ  cho rằng  vaccin Wistar  không   bị  vấy     nhiễm   bởi SIV cpz.

Năm  2000, Betty Korber   cùng với các  đồng nghiệp từ Los Alamos National Laboratory, sử dụng 1  máy  tính  cực mạnh là Nirvana   để  tìm nguồn gốc  HIV-1   nguyên thủy (Eve HIV-1)  và xác định  thời điểm  xuất hiện là  năm 1930 (xê  xích 20 năm tức là  từ 1910 đến 1950). Còn John Beale, một chuyên gia về   vaccin, cho rằng   không  thể  nào  có  trừơng hợp vaccin vấy nhiễm   vì chỉ có 1  vi hạt  virus   trong  số 10.000  tỉ   mới “ còn sống  được “  trong qúa  trình sản  xuất  vaccin bao gồm   đun nóng, làm lạnh, làm khô  và xử lý bằng  enzyme . Nhưng Hooper  vẫn không  hề nao núng   và  kiên cường  bảo vệ  lý thuyết  của  mình. Xem ra cuộc tranh   cãi vẫn còn tiếp tục.

            Vào tháng 2/2000, viện Wistar   cho biết là   họ  đã tìm ra  trong  kho  lưu trữ  1   lọ vaccin polio   đã đựơc  sử dụng trong  chương trình tiêm chủng tại châu Phi.  Vaccin   này được đem  đi phân tích   và đến tháng 4/2001  kết qủa  đựơc công bố  là  không hề  tìm thấy    trong vaccin có   vết  tích  gì   của HIV hoặc SIV cpz. Một   phân tích thứ 2    cũng  xác định rằng   vaccin  CHAT   chỉ sử dụng  tế bào thận khỉ macaque,  mà tế bào này không  thể   bị  nhiễm   bởi   SIV  hoặc HIV.  Điều này chứng tỏ  thuyết  vaccin  OPV  không đứng vững.

Một thực tế nữa là  thuyết  vaccin OPV  chỉ chú  ý  đến 1  nhóm HIV-1 (nhóm M)  cũng   cho thấy   rằng  sự  lây chuyền  còn phải  đi theo   những  con đường  khác.

Yếu tố cuối cùng   chứng minh rằng   thuyết  OPV  không đáng   đựơc coi  như  là  cách  duy  nhất   để SIV    truyền từ  khỉ   sang người    dựa trên lập luận  rằng HIV  đã    hiện diện   trên con ngừơi khá  lâu trứơc  khi có  các thử nghiệm  vaccin.

Thuyết  kim tiêm  bị  vấy  nhiễm

Thuyết này   là  phần  mở rộng   của   thuyết  “ người đi  săn”   ban đầu.  Vào những năm 1950s, bơm  kim tiêm plastic   sử dụng  1 lần  đựơc   nhiều nứơc  trên thế giới  sử dụng   vì   rẻ    tiền,    vô trùng  khi tiêm   thúôc. Tuy nhiên,  tại các nứơc châu Phi,  thì không  phải như vậy,   trong các chương trình  y tế, số lựơng  bơm  kim tiêm  phải   sử dụng   rất lớn,  cho nên    gây tốn kém nhiều.   Vì thế , nhân viên  y tế  ở đây sử dụng  1  bơm  tiêm  để  tiêm cho nhiều người  nhưng lại  không  tiệt trùng  giữa  2  lần tiêm.  Điều này làm cho   các  vi hạt virus  được   truyền từ  người  nọ  sang ngừơi kia  nhanh chóng,  tạo điều  kiện vô cùng   thuận lợi cho   virus  biến dị  và  sao chép   khi   xâm nhập đựơc vào  1 cơ thể  mới, ngay cả khi  SIV ở ngừơi  ban đầu   bị   nhiễm  nhưng  chưa chuyển đổi thành  HIV.

  Người đóng  vai trò   chủ đạo của thuyết này  là Preston Marx, vốn là 1  nhà  virus học  loài  linh trưởng. Marx đã  làm việc  nhiều  năm   về SIV và    đã thu đựơc  nhiều  mẫu máu   của khỉ   mặt  xanh (sooty mangabeys)  cũng   như  mẫu máu  của  dân  làng  chuyên nghề  săn bắt loài  khỉ  này   khi   đi khảo  sát  tại các tỉnh   miền  bắc , và miền đông   xứ Sierra Leone.   Đem   các mẫu  nghiệm về Mỹ  làm xét  nghiệm, Marx    phát  hiện  là   các mẫu máu khỉ  mặt  xanh  cho  kết  quả dương tính  với SIV   và máu  của   một  số  dân  làng  có chứa  cả 2  gien HIV  và SIV.   Marx tin  rằng nhiễm  SIV, với tính cách    bệnh  từ  động vật  (retroviral  zoonosis)  đã lưu   hành tại đây  nhiều thế kỷ , nhưng  ông ta  không rõ  cái gì   đã “ kích hoạt ”  thành dịch  HIV   và  thời điểm  xảy ra   dịch HIV  lại xảy ra khá muộn  tức là vào   giữa  những năm tuộc thập kỷ 70 của thế  kỷ trứơc.

Đến   đây,  mới  thấy  vai trò  của   sự tình cờ. Trên chuyến  bay từ  New York đi  New Orleans, Marx  chú  ý đến  1  hành khách  đọc  1 bài báo của  1  trong những đồng sự của mình   tại Manhattan.  Hành khách này  là Ernest Drucker,  giáo sư  tại trường  Y khoa Albert Einstein tại  New York. Drucker cho  biết  là ông ta đang nghiên  cứu  vai trò   của các  kim tiêm   bẩn  đối với sự bùng  phát   dịch AIDS  trong nhóm người   nghiện  heroin  tại  châu Á, Nam Mỹ  và Tây Phi. Marx  mê mẩn  lý thuyết này  ngay  và nghĩ rằng   bệnh  từ  động vật do  retrovirus   và  việc  sử dụng  lại  kim  tiêm   bẩn, vốn được thực hiện tại châu Phi vào những năm 1950, có  thể  đã làm  lây  lan  HIV từ  người này  sang ngừơi khác   và  làm  cho vụ  dịch   phát triển  mạnh.  Qua đó, Marx  đưa  ra   thuyết lây chuyển  qua  hàng loạt (  serial passage). 

Thuyết lây chuyển  qua  hàng loạt (  serial passage)

            Tiến trình  lây  chuyển  hàng  loạt   bắt đầu   khi 1  ngừơi   vốn bị   phơi nhiễm  với  SIV  từ  1 bệnh  retrovirus   súc vật chuyển  sang, được  tiêm 1   mũi  tiêm; sau đó   kim tiêm  tiêm  người này  đựơc  dùng để tiêm thúôc cho 1  người khác, giúp  cho SIV  được  truyền  sang   người thứ 2  và gây nhiễm virus cho  người đó.  Người thứ 2   sau đó   lại  nhận 1  mũi tiêm  khác  bằng 1  cây kim  mới, cây kim này tương  tự   như trường hợp trên, được  sử dụng lại để tiêm cho  người thứ  3.  Qui trình này  cứ  tái  diễn  và  qua  mỗi  lần lây  chuyển   thì SIV thích  ứng   và   trở nên    mạnh hơn  đối với hệ thống miễn dịch   của   con  người.  Con virus  như   thế đựơc  lây chuyển  qua  nhiều người  do   kim tiêm  bị vấy bẩn  và  tiến trình này   rốt  cuộc   đã  chuyển đổi   virus SIV lành tính    trở  thành   HIV  có độc tính cao.  HIV bị   biến  đổi   này  có đủ   độc  lực  để  có  thể   lây truyền  qua   quan hệ tình dục  và từ đó ó vụ dịch   khởi phát.

            Lịch sử sử dụng  bơm tiêm  và kim tiêm tại châu Phi đã  chứng  minh  cho thuyết  này.   Sau  chiến tranh thế giới lần 2, Penicilline  đựơc  sử dụng để điều   trị  nhiễm trùng  rộng  rãi.  Vào năm 1943 , chỉ    sử dụng 21 triệu   mũi tiêm ,   đến năm 1949, con số  này  là 120 triệu . Trong những năm thuộc thập kỷ 1950,  WHO   và các cơ quan  y tế   khác đã phát động  nhiều   chương  trình  y tế   khắp châu Phi.  Nghèo đói  và nguồn lực hạn chế    buộc    châu lục này  phải sử  dụng   lại  bơm  tiêm và kim tiêm.  Trong 2 năm (1917-1919) ,  để   tiêm chủng   cho 90.000  người,   ngừơi ta  chỉ dùng  có  6 bơm  kim  tiêm. Từ  1952  đến 1957,   UNICEF   đã  cho tiêm  12 triệu   mũi tiêm  trong chiến  dịch thanh toán  bệnh ghẻ cóc (yaw)   tại Trung Phi.  Cho  đến  năm 2000,  bản tin  của  WHO vẫn   còn  nêu là  có từ 20% đến 60 %   các  trạm y tế   tại  một số nứơc quá nghèo tại châu Phi   vẫn còn sử  dụng kim tiêm  không  vô trùng. Việc sử dụng   các  kim  tiêm  không  vô trùng  đã làm tăng theo  cấp số nhân  cơ hội  lây  chuyển  hàng  loạt  virus SIV  ở người   và đã  kích hoạt  virus SIV  lành tính    trở thành HIV có độc lực cao.  Marx  đã chứng minh thực  nghiệm  rằng  SIV  có tính   sinh  bệnh  cao gấp 1000 lần  khi  chỉ đựơc lây chuyển  hàng  loạt   qua  3  con khỉ. Thuyết này có  ít   sơ hở  hơn   thuyết vaccin OPV nhiễm  bẫn  và thuyết  người thợ  săn bị thương (cut hunter)

0