31/05/2017, 12:56

Làm sao nhìn giấc ngủ trẻ sơ sinh đoán bệnh gì?

Giấc ngủ tốt là điều kiện tất yếu bảo đảm cho trẻ phát triển về thể chất và thần kinh, đặc biệt là trẻ trong vòng một tuổi còn đang bú mẹ, tình trạng khỏe mạnh hoạt bát của bé được quyết định bởi sự tốt xấu của chất lượng giấc ngủ. Ở tình trạng bình thường, khi trẻ ngủ nói chung là yên tĩnh thoải ...

Giấc ngủ tốt là điều kiện tất yếu bảo đảm cho trẻ phát triển về thể chất và thần kinh, đặc biệt là trẻ trong vòng một tuổi còn đang bú mẹ, tình trạng khỏe mạnh hoạt bát của bé được quyết định bởi sự tốt xấu của chất lượng giấc ngủ. Ở tình trạng bình thường, khi trẻ ngủ nói chung là yên tĩnh thoải mái, đầu hơi dính mồ hôi, hơi thở đều đặn và không có tiếng động, có khi trên khuôn mặt bé bỏng còn xuất hiện các kiểu biểu cảm. Nhưng khi trẻ bị bệnh, giấc ngủ sẽ xuất hiện các tình trạng khác thường.

-     Trước khi ngủ thì cáu gắt, nhõng nhẽo, dễ giật mình tỉnh giấc, khi ngủ thì toàn thân khô ráo, mặt đỏ, hô hấp thô ráp và nhanh, mạch đập vượt mức bình thường[1]

-     Khi ngủ mồ hôi đầm đìa, giấc ngủ bất an và kèm theo hiện tượng đầu vuông, mọc răng muộn hoặc thóp dóng vào khi không kín, đây có thể là mắc bệnh còi xương.

-     Khi ngủ vén áo đạp chăn ra đồng thòi kèm theo triệu chứng hai má và môi đỏ ửng, miệng khát thích uống nước hoặc lòng bàn tay bàn chân nóng hầm hập. Trung y cho rằng đó là do phổi nhiệt âm hư gây ra,

-     Khi ngủ mặt úp xuống, mông nhấc lên đồng thời kèm theo triệu chứng miệng lưỡi lở loét, cáu gắt, kinh hoảng bất an, Trung y cho rằng đó là “tâm kinh nhiệt thì nằm sấp”, thường là do trẻ sau khi mắc các chứng sốt cấp tính, nhiệt dư chưa tan hết gây ra.

-     Khi ngủ cứ lật lên lật xuống, xoay đi trớ lại, thường kèm theo triệu chứng miệng thối, thở gấp gáp, vùng bụng chướng đầy, miệng khô, môi đỏ, bựa lưỡi vàng dầy, phân khô, Trung y cho rằng đó là do dạ dày có thức ăn lưu, nguyên tắc điều trị nên lấy việc tiêu thức ăn khơi thông ứ tắc là chính.

-     Khi ngủ cứ khóc hờn không dứt, thường xuyên lắc đầu, lấy tay túm lại, có khi còn kèm theo sốt, cho thấy có thể là bị viêm đường tai ngoài, bệnh mẩn ngứa hoặc bị viêm tai giữa.

-     Sau khi ngủ tứ chi chấn động, run rẩy thì da số là do ban ngày quá mệt mỏi hoặc tinh thần bị kích thích quá mạnh (như giật nẩy mình) gây ra.

-     Khi ngủ bất kể nghe thấy tiếng động lớn thế nào cũng không hề có phản ứng, vẫn ngủ ngon, bình thường lại hay thích ngủ, ngủ được thì phải lưu ý có thể trẻ bị điếc.

-     Khi ngủ hai hàm răng nghiến vào nhau kêu ken két, gọi là nghiến răng ban đêm. Trước kia người ta cho rằng nghiến răng ban đêm có liên quan đến ký sinh trùng ở đường ruột, hiện nay y học phát hiện nó thường do vòm răng dị dạng gây ra[2]. Ngoài ra cũng có một số ít em bé bị nghiến răng ban đêm do tinh thần bị tổn thương hoăc tình cảm bất ổn gây ra.

-     Khi ngủ lấy tay gãi mông mà xung quanh hậu môn lại thấy những con giun nhỏ như sợi chỉ trắng đang ngoe nguẩy, đó là bệnh giun kim.

-     Khi ngủ say, đặc biệt là khi nằm ngửa để ngủ, tiếng ngáy nổi lên không dứt, há miệng để thở, dần dần lại xuất hiện bộ mặt ngây dại, sống mũi dẹt bằng, đó là bởi vì amiđan[3], hạch hạnh sưng to ảnh hưởng đến hô hấp gây ra.


[1]Lúc bình thường, mạch đập của trẻ so sinh là 120 - 140 lần/phút, trẻ một tuổi trở xuống 110 — 130 lẩn/phút, từ hai - ba tuổi 100 - 120 lần/phút, từ bốn ~ bảy tuổi 80 - 100 lần/phút, từ tám - mười bốn tuổi 70 - 90 lần/phút.

[2]Hầu như có 1/3 trẻ em từ 3 - 8 tuổi có hiện tượng nghiến răng ban đêm. Trước đây người ta luôn coi nó có liên quan đến ký sinh trùng đường ruột như giun đũa sản sinh độc tố trong ruột, kích thích trung khu thần kinh nên gây ra nghiến răng. Nhưng trong thực tế trẻ sau khi tẩy giun, triệu chứng nghiến răng không hề giảm hoặc không biến mất. Cùng với sự phát triển của khoa học y học, hiện này đã làm rõ ràng, tuyệt đại đa số trẻ con nghiến răng đều có vòm răng dị hình ở các mức độ khác nhau, quan hệ gắn liền của hai hàm răng không bình thường. Bởi vì trẻ con lại nằm ở giai đoạn nối tiếp giữa răng sữa và răng vĩnh cửu, quan hệ gắn liền của hai hàm răng có trạng thái dị thường tạm thời. Cho nên, khi bác sĩ chữa được vòm răng dị hình cho trẻ hoặc khi toàn bộ răng vĩnh cửu thay thế răng sữa thì đại đa số chứng nghiến răng sẽ biến mất. Vì vậy, khi trẻ bị nghiến răng, nếu không có gì khó chịu đặc biệt thì không cần phải chữa trị, nếu sau khi thay răng vẫn có hiện tượng nghiến răng thì nên đến khoa ràng hàm mặt để chữa trị.

[3]Nguyên nhân khiến trẻ ngáy trong giấc ngủ thường gập nhất là amiđan sưng to quá độ. Amiđan là một tổ chức tuyến dịch lympho nằm ở khoang mũi họng. Khi còn thơấu amiđan khá rõ, cùng với sự tăng trưởng của tuổi tác nó cũng dần dần suy thoái hoặc biến mất. Amiđan sưng to đa số do chứng viêm gây ra, chẳng hạn như viêm hạch hạnh, nhân viêm mũi, viêm hốc mũi phụ... Amiđan sưng to quá độ có thể bít kín lỗ sau mủi khiến đường hô hấp trở nên hẹp và không thông thoáng khi trẻ ngủ, thể khí từ khí quản đi ra buộc phải qua miệng. Lúc này thở khí luôn luôn tấn công vào các tổ chức như cuống lưỡi và các lưỡi con nên phát ra tiếng ngáy theo nhịp hô hấp.

Ngáy đều không có lợi cho dung mạo và sức khỏe của trẻ. Trẻ con đang ở vào giai đoạn sinh trưởng phát triển, tính dễ uốn của bộ xương và cơ thịt vùng mặt lớn, ngủ ngáy lâu ngày sẽ làm cho ngạc cứng đùn lên cao, ràng sắp xếp không đều đặn, môi trên vểnh lên, môi trở nên dày, Nếu amiđan sung to chèn ép yết hầu cổ quản bên cạnh sẽ khiến miệng yết hầu cổ quản bị tắc, còn có thể dẫn đến chứng viêm tai giữa dạng thẩm thấu khiến thính lực giảm sút. Đồng thời trẻ ngáy khi ngủ còn khiến việc sinh trưởng phát triển chậm chạp, chiều cao, thể trạng đều thấp hơn trẻ cùng tuổi bình thường, sức đề kháng của cơ thể kém.

Vì vậy, nếu trẻ ngáy, cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đến khoa tai mũi họng để khám, tìm rõ nguyên nhân, tiến hành xử lý đúng bệnh. Nếu amiđan sưng to quá độ có thể làm phẫu thuật để cắt bỏ, sau khi phẫu thuật, cơn ngáy và các triệu chứng có liên quan sẽ nhanh chóng biến mất, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, thể chất tăng cường rõ rệt.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0