Làm sao nhận biết được bệnh gì khi tứ chi, mình mẩy lê liệt và bệnh tật
Tứ chi mình mấy tê liệt là chí việc cơ thể mất cảm giác dối với các kích thích bên ngoài như lạnh, nóng, đau đớn... Thường thấy ở các loại bệnh dưới đây: - Điềm báo trước bị trúng gió Thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên, đa số kèm theo tiền sử bị bệnh cao huyết áp, đái ...
Tứ chi mình mấy tê liệt là chí việc cơ thể mất cảm giác dối với các kích thích bên ngoài như lạnh, nóng, đau đớn... Thường thấy ở các loại bệnh dưới đây:
- Điềm báo trước bị trúng gió
Thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên, đa số kèm theo tiền sử bị bệnh cao huyết áp, đái đường hoặc xơ cứng động mạch. Đặc điểm là nửa người đột nhiên bất lực và tê liệt. Có người nửa người tê liệt và bất lực nhưng chỉ mấy phút sau lại chuyển biến tốt. Không ít người cách vài giờhoặc một hai ngày sau sẽ bị trúng phong nặng. Vì vậy người trung niên, cao tuổi đột nhiên bị bất lực và tê liệt nửa người thì phải đề phòng bị trúng phong, nên kịp thời chạy chữa.
- Bệnh biến ở đầu mút dây thần kinh
Đặc điểm là đầu cuối tứ chi tê liệt giống như sự giảm cảm giác sau khi đi găng hoặc đi tất. Bệnh này đa số do thiếu vitamin B1 hoặc do ngộ độc thuốc và kim loại nặng gây ra. Qua điều trị thích hợp, nói chung chỉ 2 - 6 tháng sau là khỏi. Nhưng hiện tượng tê liệt ngón tay nếu kéo dài quá lâu hoặc triệu chứng nghiêm trọng thì không nên coi thường. Bởi vì người già có cảm giác tê liệt ngón tay cái một bên thì thường là triệu chứng não trúng phong. Nên đến bệnh viện kiểm tra huyết áp, đường máu, mỡ trong máu và đáy mắt (tốt nhất là nhờ bác sĩ khoa thần kinh kiểm tra tỉ mỉ) để phòng tránh hậu họa.
- Bệnh tủy sống
Khi cột sống có chứng viêm, khối u hoặc ngoại thương, nó có thể biểu hiện là tê liệt nửa người còn một nửa người kia bất lực hoặc biểu hiện là nửa dưới cơ thể tê liệt bất lực.
- Bệnh ở xương cổ
Nếu là bệnh ở xương cổ dạng dây thần kinh có thể biểu hiện là một bên chi trên hoặc hai bên chi trên tê liệt (chủ yếu là tê liệt ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa hoặc ngón đeo nhẫn, ngón út). Qua xử lý bằng lôi kéo, vật lý trị liệu... triệu chứng sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất.
Ngoài ra, chứng viêm thần kinh da mặt ngoài đùi có thể gây tê liệt mặt ngoài đùi.