Làm sao để đừng phải thức khuya ôn bài

Điều mấu chốt nằm ở cách thức bạn tổ chức việc học và quản lý thời gian. Trước khi đọc và thử 11 cách dưới đây thì các bạn cần xem lại cách thức tổ chức thời gian học của mình. Sau đây là một số cách ad muốn giới thiệu:/p> 1. Đừng để dồn bài vở đến tối mới học. bạn hãy tranh thủ đọc ...

Điều mấu chốt nằm ở cách thức bạn tổ chức việc học và quản lý thời gian. Trước khi đọc và thử 11 cách dưới đây thì các bạn cần xem lại cách thức tổ chức thời gian học của mình. Sau đây là một số cách ad muốn giới thiệu:/p>

thức khuya

1. Đừng để dồn bài vở đến tối mới học. bạn hãy tranh thủ đọc ngay bài học sau khi vừa ở trường về.

Thường cách học này giúp bạn hiểu bài và nhớ lâu, vì nó giúp bạn ôn lại ngay những gì thầy cô vừa giảng trên lớp trước đó vài giờ. Cũng vậy, nếu bạn dành được khoảng 1 giờ để đọc trước bài học trước khi lên lớp, bạn sẽ hiểu bài khi thầy cô giảng rất nhanh. Học kiểu này sẽ giúp bạn để dành được nhiều thời gian buổi tối để tập trung học những phần quan trọng hơn.

2. Nên tập một thói quen và cố gắng lập đi lập lại, cố gắng giữ cho bằng được.

Hãy nói lập đi lập lại với chính mình là tôi sẽ làm được, tôi nhất định làm được. Thói quen đó là ngồi vào bàn học đúng giờ, và hễ ngồi vào là học, không xao lãng vì bất cứ chuyện gì.

3. Mỗi ngày, bạn phải lập kế hoạch học tập cho chính mình.

Buổi sáng, trước khi đi học, dành ra 10 phút ngồi suy nghĩ và ghi vào sổ tay, những môn nào cần phải học trong ngày, học lúc nào, ở đâu, học những gì… Cố gắng ghi thật chi tiết. Buổi trưa hay chiều rảnh, lấy ra đọc lại xem có cần bổ sung hay thay đổi gì không. Mỗi khi hoàn tất một việc, bạn đánh dấu “R”. Nếu chưa xong, lên lại kế hoạch khi nào sẽ học cho xong. Theo ý kiến của nhiều giáo viên, mỗi học sinh cấp cơ sở cần khoảng 2 giờ học ở nhà mỗi ngày, và học sinh cấp 3 cần khoảng 4 – 5 giờ học ở nhà mỗi ngày. Bạn thử lập kế hoạch sắp xếp sao cho đủ thời gian cần thiết.

4. Nên sắp xếp bàn học ngăn nắp.

Để đỡ mất thời gian tìm kiếm bài vở, bút viết… mà cũng để tạo ra một không gian thoáng đãng để dễ tập trung khi học nữa. Đừng trang trí bàn học bằng những hình “kích thích sự mơ mộng”. Hãy trang trí bàn học bằng những hình ảnh của những thần tượng mà em ước mơ được trở thành. Nhà bác học Einstein gắn trên tường trong phòng học của mình hình Newton, Edison, Faraday, những nhà bác học ông ngưỡng mộ. Những người này giúp bạn có cảm hứng trong học tập, có động lực để nỗ lực vươn lên. Cũng nên trang trí thêm vài hình ảnh thiên nhiên để tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Nên tạo khung cảnh chỗ học thoáng đãng, ngăn nắp.

5. Không nên để đồ ăn trên bàn học, và vừa học vừa ăn.

no_food_or_drink

Nhưng bạn có thể vừa học và thỉnh thoảng nhấp một ngụm nước. Nên uống nước lọc hoặc nước trái cây. Không nên uống cà phê và tuyệt đối không được uống rượu bia.

Thỉnh thoảng lúc nghỉ ngơi một chút bạn có thể nghe nhạc nhẹ, nhưng cũng nên hạn chế 1 hoặc 2 bài mà thôi.

7. Cố gắng bố trí chỗ học cách xa TV, càng xa càng tốt.

Không có gì có thể làm bạn chia trí và tốn thời giờ nhiều bằng TV. Nếu bạn không có phòng riêng để học, nên có một thỏa thuận với các thành viên khác trong nhà, về thời gian xem TV để không làm trở ngại việc học của bạn. Khi học, bố trí bàn học sao cho ngồi quay mặt vào tường, như vậy dễ tập trung hơn.

8. Học trong khoảng 1 giờ đồng hồ, nên dừng lại, nghỉ ngơi khoảng 5 phút.

Có thể nằm lăn ra sàn nhà, vươn vai, duỗi chân một chút. Cũng có thể chạy lên sân thượng hay ra trước sân hít thở sâu một chút rồi quay trở lại học.

9. Phương pháp học cũng rất quan trọng để tiết giảm thời gian.

Khi gặp một vấn đề gây thắc mắc, hoặc khó hiểu, đừng nên suy nghĩ quá lâu. Nên tra cứu thêm tài liệu khác về vấn đề đó. Ngày nay trên mạng internet đã có khá nhiều tài liệu để bạn tham khảo đối chứng, giúp bạn hiểu nhanh hơn và sâu hơn. Cách khác nữa là trao đổi với bạn bè, “học thầy không tày học bạn”. Nhà nào bây giờ cũng có điện thoại, internet giúp bạn trao đổi với nhau dễ dàng hơn. Vấn đề là đừng lạm dụng để tốn phí thời gian vô bổ vì “chat, chít”. Nên tra cứu nhiều tài liệu.

10. Trạng thái thể chất và tinh thần cũng rất quan trọng.

Nếu mệt mỏi, hoặc buồn ngủ thì bạn sẽ rất khó tập trung để học. Như vậy năng suất việc học rất thấp, bạn sẽ tốn phí thời gian vô ích. Thường thì nên kiếm chỗ nằm nghỉ, chợp mắt chừng 5, 10 phút rồi sau đó “quơ tay, múa chân” một chút rồi quay lại bàn học. Nhà bác học Edison dùng cách này, hễ mệt mỏi ông ngã người ra ghế bố, ngủ chừng 15 phút, sau đó thức dậy và làm việc tiếp.

11. Sau khi ăn xong, nghỉ ngơi và vận động khoảng 30 phút rồi mới học.

Sau bữa ăn chúng ta thường dễ buồn ngủ, do máu dồn xuống bao tử để tiêu hóa thức ăn nên não thiếu oxigen. Thường ăn nhiều chất bột và dầu mỡ sẽ dễ buồn ngủ hơn ăn rau hoặc ăn thịt. Do vậy, để không bị uể oải và buồn ngủ sau bữa ăn, bạn nên ăn vừa thôi, đừng ăn no và nên ăn nhiều rau, trái cây, thịt (đừng nhiều thịt quá), tránh ăn nhiều dầu mỡ và các chất bột.

Nếu thấy hay thì share cho bạn bè nhé!

0