Làm sao để có thể Nghe – Nói tiếng anh lưu loát?

Phần 1: NÓI: • Phải “nạp” đủ lượng câu đối đáp Small Talk. Đó là những câu giao tiếp cực ngắn theo kiểu Mỹ với tần suất sử dụng lên đến 100% trong cuộc sống hàng ngày. Khi học, bạn hãy “diễn” lặp lại (tự đọc to có diễn cảm như đang nói) thường ...

  

Phần 1: NÓI:

• Phải “nạp” đủ lượng câu đối đáp Small Talk. Đó là những câu giao tiếp cực ngắn theo kiểu Mỹ với tần suất sử dụng lên đến 100% trong cuộc sống hàng ngày. Khi học, bạn hãy “diễn” lặp lại (tự đọc to có diễn cảm như đang nói) thường xuyên để ghi nhớ sâu. Việc lặp lại 1 lần tương đương với việc được thực tập nói 1 lần).

 

• Nạp đủ lượng cấu trúc câu. Đó là những cụm động từ vốn chỉ cần thêm chủ từ và các trạng từ cần thiết là có thể biến thành hàng chục, hàng trăm câu khác nhau. Để học cấu trúc câu hiệu quả, phải học thuộc câu chứa nó.

 

• Học câu là đã học được mọi thứ trong ngôn ngữ. Khi học câu, bạn hiểu được cách dùng cấu trúc, hiểu được ngữ pháp, học được từ vựng và cách ứng dụng của nó ngoài thực tế.

 

• Nạp đủ lượng từ vựng cơ bản. Đây là lượng từ dùng để lắp ghép vào các cấu trúc câu đã học bên trên để biến thành nhiều câu từ 1 cấu trúc. Bản thân từ vựng không phải tự chúng có thể lắp ghép lại thành câu bằng ngữ pháp, mà phải thông qua các cấu trúc cụm động từ mới có thể biến đổi thành nhiều câu khác nhau.

 

• Học thuộc nhuần nhuyễn đến ngưỡng “CÓ”. Ngưỡng “có” được định nghĩa là: nghe là nhận ra ngay, muốn nói là nhớ ngay. Nếu trong vòng 3-7 giây mà bạn không thể nhớ 1 từ hay 1 câu bất kỳ, bạn sẽ không nói được tiếng Anh.

Ví dụ: cấu trúc “to get caught in the rain” – bị mắc mưa

Ta có thể dùng cấu trúc này để biến đổi thành những câu khác như sau:

I got caught in the rain last night.

Tối hôm qua tôi bị mắc mưa.

I don’t like getting caught in the rain.

Tôi không thích bị mắc mưa.

Run quickly or you’ll get caught in rain.

Chạy nhanh lên nếu không bạn sẽ bị mắc mưa đấy.

Còn có thể biến đổi thành rất nhiều câu khác nhau nữa từ cấu trúc trên.

 

 

 

Phần 2: NGHE:

• Bạn phải học mọi thứ trong phần NÓI bên trên sao cho đạt được ngưỡng “CÓ”. Vì nếu bạn không nhớ câu từ trong vòng vài giây sau khi nghe thì xem như bạn không thể nghe được.

 

• Học cấu trúc câu để nhận ra ý người nói trong khi nghe. Người bản xứ không nghe từng từ, mà nghe thông qua việc hiểu cấu trúc. Khi hiểu cấu trúc và biết rõ nghĩa của cấu trúc đó, thì lúc nghe bạn hiểu được ngay và tất cả bạn chỉ cần lắng nghe là thêm 1 vài từ nữa là hiểu tất cả.

 

• Luyện tập âm chuẩn bản xứ thì mới nghe được giọng bản xứ. Nếu giọng của bạn quá xa lạ với giọng bản xứ thì bạn sẽ không thể nghe được gì, trừ những từ bạn đã quá quen. Điều này cũng giống như bạn là người miền Tây Nam Bộ, lần đầu tiên ra Huế hay Quảng Nam, Quảng Trị… thì bạn sẽ không thể nghe họ nói và họ cũng chẳng hiểu bạn nói gì. Nhưng nếu bạn không tập âm mà ngồi luyện nghe, thì đôi khi 5 năm bạn cũng chưa nghe được.

 

• Hội đủ các phần trên và học đến ngưỡng “CÓ” thì bạn mới có thể nghe được.

 
0