10/05/2018, 09:35
IELTS Writing: Cách viết dạng bài Advantages and Disadvantages
IELTS Writing task 2: Advantages and Disadvantages là 1 trong 4 dạng bài cơ bản, tức là cần đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của một vấn đề nào đó. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm dạng bài này sao cho hiệu quả chỉ trong 40 phút. 1. Dạng đề: Một số dạng ...
IELTS Writing task 2: Advantages and Disadvantages là 1 trong 4 dạng bài cơ bản, tức là cần đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của một vấn đề nào đó. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm dạng bài này sao cho hiệu quả chỉ trong 40 phút.
1. Dạng đề:
Một số dạng đề của bài writing task 2: Advantages and Disadvantages có thể là:
· Discuss both advantages and disadvantages of this issue? (1)
· Do the advantages outweigh its disadvantages? (2)
· Discuss the advantages and disadvantages of the statement and give your own opinion? (3)
· Discuss both advantages and disadvantages of this issue? (1)
· Do the advantages outweigh its disadvantages? (2)
· Discuss the advantages and disadvantages of the statement and give your own opinion? (3)
2. Cấu trúc của bài IELTS Writing task 2: Advantages and Disadvantages:
a. Mở bài:
· Viết một câu về một xu thế chung liên quan đến chủ đề, một số từ và cụm từ có thể sử dụng để viết câu này như:
+ Nowadays,…
+ In these days,…
+There is an irrefutable fact that…
· Viết câu tiếp theo để thu hẹp phạm vi của vấn đề, có thể diễn đạt lại vấn đề – paraphrase – bằng cách dùng từ đồng nghĩa – synonyms – và thay đổi cấu trúc của câu mà đề bài đã cho, hoặc cũng có thể đưa ra những ý kiến trái chiều về vấn đề đó.
· Viết câu tiếp theo nói ý kiến của bản thân, chỉ ra và khái quát rằng bài essay này tôi sẽ:
+. Xem xét cả ưu và nhược của vấn đề này, không cần đưa ra ý kiến cá nhân (nếu bài chỉ hỏi như dạng (1)).
+. Xem xét cả ưu và nhược của vấn đề này, đồng thời phải đưa ra ý kiến cá nhân (nếu bài hỏi như dạng (3)).
+. Xem xét cả ưu và nhược của vấn đề này, nhưng cần trả lời mặt nào – advantages hay disadvantages – là nổi bật hơn (nếu bài hỏi như dạng (2)). Khi đó thì thân bài cần tập trung vào mặt nổi bật hơn.
+ Nowadays,…
+ In these days,…
+There is an irrefutable fact that…
· Viết câu tiếp theo để thu hẹp phạm vi của vấn đề, có thể diễn đạt lại vấn đề – paraphrase – bằng cách dùng từ đồng nghĩa – synonyms – và thay đổi cấu trúc của câu mà đề bài đã cho, hoặc cũng có thể đưa ra những ý kiến trái chiều về vấn đề đó.
· Viết câu tiếp theo nói ý kiến của bản thân, chỉ ra và khái quát rằng bài essay này tôi sẽ:
+. Xem xét cả ưu và nhược của vấn đề này, không cần đưa ra ý kiến cá nhân (nếu bài chỉ hỏi như dạng (1)).
+. Xem xét cả ưu và nhược của vấn đề này, đồng thời phải đưa ra ý kiến cá nhân (nếu bài hỏi như dạng (3)).
+. Xem xét cả ưu và nhược của vấn đề này, nhưng cần trả lời mặt nào – advantages hay disadvantages – là nổi bật hơn (nếu bài hỏi như dạng (2)). Khi đó thì thân bài cần tập trung vào mặt nổi bật hơn.
b. Thân bài:
Viết 2 – 3 đoạn văn với độ dài tương đối đồng đều, nhưng tốt hơn là nên viết 2 đoạn để tập trung viết tốt 2 đoạn này và tránh bị thiếu thời gian. Với mỗi đoạn, nên viết theo phương pháp: P.E.E (point – explain – example) để làm cho đoạn văn mạch lạc và logic. Tức là đầu tiên sẽ đưa ra ý chính của đoạn – main idea, sau đó là các supporting ideas để hỗ trợ và giải thích cho main idea đó, tiếp theo là ví dụ liên quan đến supporting ideas đó.
· Đoạn 1 của phần thân bài sẽ nói về ưu điểm (Advantages)
· Đoạn 2 của phần thân bài sẽ nói về nhược điểm (Disadvantages)
–> Tùy từng loại câu hỏi như trên mà tập trung vào phần cụ thể. Khi cần đưa ra ý kiến của mình thì có thể lồng vào một trong hai đoạn trên, vào đoạn nào thì nói cụ thể và tập trung hơn đoạn còn lại.
· Đoạn 1 của phần thân bài sẽ nói về ưu điểm (Advantages)
· Đoạn 2 của phần thân bài sẽ nói về nhược điểm (Disadvantages)
–> Tùy từng loại câu hỏi như trên mà tập trung vào phần cụ thể. Khi cần đưa ra ý kiến của mình thì có thể lồng vào một trong hai đoạn trên, vào đoạn nào thì nói cụ thể và tập trung hơn đoạn còn lại.
c. Kết bài:
Nếu đề bài không yêu cầu đưa ra ý kiến cá nhân thì bạn không phải và không nên đưa vào ý kiến của mình. Bạn nên khẳng định lại vấn đề có cả mặt tốt và mặt xấu, và tác động của nó phụ thuộc chủ yếu vào cách chúng ta khai thác. Nên viết về vấn đề càng khách quan càng tốt cho dù thông thường hầu như mọi người đều nghĩ mặt tốt/ xấu hơn hẳn.
Trong Bài viết của phần sau chúng ta sẽ đề cập các từ vựng và cấu trúc thường diễn đạt trong trong dạng bài “Advantages and Disadvantages”.
Chúc các bạn học tập thật tốt!
Trong Bài viết của phần sau chúng ta sẽ đề cập các từ vựng và cấu trúc thường diễn đạt trong trong dạng bài “Advantages and Disadvantages”.
Chúc các bạn học tập thật tốt!