Lai hai cặp tính trạng
Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản : hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F1 đều có hạt màu vàng, và trơn. ...
Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản : hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F1 đều có hạt màu vàng, và trơn.
- Lai hai cặp tính trạng
- Lai một cặp tính trạng
- Men Đen và di truyền học
Xem thêm: Các thí nghiệm của Men Đen
I. Thí nghiệm của Menđen
Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản : hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F1 đều có hạt màu vàng, và trơn.
Phân tích kết quả phép lai ta được tỷ lệ:
({vàng over xanh} = {3 over 1})
({trơn over nhăn}) = ({3 over 1})
Từ tỉ lệ của từng cặp tính trạng nêu trên và theo quy luật phân li của Menđen thì hạt vàng, trơn là các tính trạng trội và đều chiếm ti lệ 3/4 của từng loại tính trạng, còn hạt xanh, nhăn là các tính trạng lặn và đều chiếm ti lệ 1/4.
Ti lệ của các tinh trạng nói trên có mối tương quan với tỉ lệ các kiểu hình ờ F2, điều đó được thê hiện ở chỗ tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó, cụ thể là :
- Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng X 3/4 trơn =9/16
- Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng X 1/4 nhăn = 3/16
- Hạt xanh, trơn = 1/4 xanh X 3/4 trơn =3/16
- Hạt xanh, nhăn = 1/4 xanh X 1/4 nhăn = 1/16
Từ mối tương quan trên, Menđen thấy rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau (không phụ thuộc vào nhau). Điều này cũng được hiểu nghĩa là nếu khi F2 có tỉ lên phân li kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng thì các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
II. Biến dị tổ hợp
Ở thí nghiệm của Menđen: Ngoài những kiểu hình giống bố mẹ còn có các tính trạng khác bố mẹ: xanh trơn; vàng nhăn.Như vậy, trong sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã diễn ra sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. Loại biến dị này khá phong phú ở những loài sinh vật có hình thức sinh sàn hữu tính (giao phối)
III. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Những phân tích kết quả thí nghiệm đã xác định ti lệ phân li của từng cặp tính trạng đều là 3 : 1 (3 hạt vàng : 1 hạt xanh ; 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn). Từ đó, Menđen cho rằng mỗi cặp tỉnh trạng do một cặp nhân tổ di truyền quy định. Ông dùng các chữ cái để kí hiệu cho các cặp nhân tố di truyền như sau :
- A quy định hạt vàng
- a quy định hạt xanh
- B quy định vỏ trơn
- b quy định vỏ nhăn
Kết quả thí nghiệm đã được Menđen giải thích. Qua đó ta thấy, cơ thể mang kiểu gen AABB qua quá trình phát sinh giao tử cho 1 loại giao tử AB; cũng tương tự cơ thể mang kiểu gen aabb cho 1 loại giao tử ab.
Sự kết hợp của 2 loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen là AaBb.
Khi cơ thể lai F1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng (khả năng tổ hơp tự do của các cặp gen tương ứng (khả năng tổ hợp tự do giữ A và a với B và b là như nhau) đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là AB, Ab, aB và ab.
vậy từ đây ta có
|
Hạt vàng , trơn |
Hạt vàng, nhăn |
Hạt xanh, trơn |
Hạt xanh, nhăn |
Tỷ lệ mỗi kiểu gen ở F2 |
1AABB 2AaBB 2AABb 4AaBb |
1AAbb 2Aabb |
1aaBB 2aaBb |
1aabb |
Tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 |
9 Hạt vàng , trơn |
3 Hạt vàng, nhăn |
3 Hạt xanh, trơn |
1 Hạt xanh, nhăn |
IV. Ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập
- Sự phân ly về các giao tử của cặp nhân tố di truyền này không ảnh hưởng tới sự phân ly của cặp nhân tố di truyền kia.
- Sự phân ly độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp.
Quy luật phân li độc lập đã chỉ ra một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đôi với chọn giống và tiến hoá.