Kỹ thuật và môi trường nuôi gà chọi
Phương thức nuôi gà chọi Phần lớn là người trống với số lượng ít (1 – 2 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thường giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống. Chọn và nhân giống Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất( thường ...
Phương thức nuôi gà chọi
Phần lớn là người trống với số lượng ít (1 – 2 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thường giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống.
Chọn và nhân giống
Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất( thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi).
Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 – 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn.
Bố sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối.
Tiến hành ghép phối(thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng).
Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.
Thức ăn và dinh dưỡng
Theo truyền thống, Bình Định được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,… Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,… khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp , đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do):
Cám gạo : 10%
Bắp : 20%
Lúa : 30%
Cá tươi nấu chín : 20%
Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.
Khẩu phẩn cho một gà trong thi đấu/ ngày:
Lúa : 0.25 kg.
Rau, gía : 0.10 kg.
Lươn, thịt bò : 0.10 kg.
Cho ăn để không có mỡ
Nuôi gà đá, gà chọi (gà nòi) hoàn loàn khác với nưôi gà thịt, nhất là khâu cho ăn để sao cho gà không có mỡ. Để gà không có mỡ, phải cho ăn theo cách riêng: gà cho ăn phải có chừng mực, mỗi ngày chỉ cho ăn 2 lần, đúng giờ giấc, mội lượng thóc không thay đổi.
Vì tiết chế việc ăn như vậy nên gà chọi không có mỡ thừa. Song việc định mức thóc cho gà ăn hằng ngày là việc cực kỳ khó khăn, vì phải tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi con gà. Việc cho ăn này áp dụng từ tháng thứ 3 trở đi và từ đây gà cũng dã được nhốt riêng, có thể nuôi để đem đá chọi.
Nhờ cách cho ăn rất giới hạn, nhưng không quá ít gà mới phát triển thể lực được. Nếu không cho ăn đúng cách thì một là gà mất sức, không phát triển bình thường, lại yếu ớt, hoặc là gà sẽ thừa mỡ, đây là điều hết sức kỵ đối với gà chọi.
Vì lý do đó nên lượng thóc cho gà ăn phải định lượng cho đúng. Chọn thóc cho gà ăn, phải là loại thóc tốt, chắc hạt, nhặt kỹ thóc lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn… nhiều khi phải đếm hạt cho ăn. Nghĩa là phải tính toán chi ly mỗi ngày gà ăn bao nhiêu. Với cách cho ăn nghiêm ngặt như vậy nên người xưa nuôi gà chọi rất công phu, tỉ mỉ và gà chọi sau thời gian được chăm sóc, cho ăn, cộng với khâu tẩm ướp thuốc thì da thịt gà chọi săn chắc, dai như da voi, cựa thường khó mù đâm thủng.
Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi.
Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.
Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.
Cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.
Huấn luyện gà bằng các việc chính:
+ Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.
+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da dã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.
+ Dầm cẳng: nước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu cho gà được cứng chân.
Tổ chức thi đấu:
+ Gà (tược phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung (3.0 – 3.5 kg) và hạng đại (từ 3.5 kg trở lên). Các gà cùng hạng thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên.
+ Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thòi gian nghi giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà.
Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thường dược tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà nên không sử dụng thi đấu được.