08/02/2018, 16:37

Kỹ năng mềm cần thiết cho người quản lý, lãnh đạo

Để phát triển một công việc kinh doanh nhỏ thành một doanh nghiệp thành công đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ có đam mê. Trên thực tế đã có không ít doanh nghiệp thất bại do chính người quản lý, lãnh đạo không thể điều hành nổi để doanh nghiệp đi vào hoạt động. Ngoài năng lực lãnh ...

Để phát triển một công việc kinh doanh nhỏ thành một doanh nghiệp thành công đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ có đam mê. Trên thực tế đã có không ít doanh nghiệp thất bại do chính người quản lý, lãnh đạo không thể điều hành nổi để doanh nghiệp đi vào hoạt động. Ngoài năng lực lãnh đạo , nắm vững chuyên môn, để thành đạt trong con đường kinh doanh bạn cần phải có thêm những kĩ năng mềm để tăng thêm năng lực lãnh đạo của mình. Vậy những kĩ năng mềm đó là gì, tôi xin chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Xem thêm:


1. Kỹ năng ủy thác:
Ủy thác liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoàn thành công việc. Điều kiện lý tưởng mà bạn muốn đạt được là khi các nhân viên của bạn có thể thực hiện được tất cả các hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp mình. Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người. Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để doanh nghiệp của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn làm việc cho doanh nghiệp mình.
2.

Chúng ta sử dụng các kỹ năng giao tiếp hàng ngày, qua các cuộc nói chuyện với người xung quanh. Nhưng giao tiếp hàng ngày không giống như giao tiếp trong kinh doanh và bán hàng. Giao tiếp ở đây có thể là giao tiếp với sếp, với đồng nghiệp hay với khách hàng. Chúng ta cần phải linh hoạt trong từng trường hợp và từng người cụ thể với rất nhiều tình huống khác nhau. Mục đích cuối cùng chính là tạo ấn tượng với mọi người, đem về nguồn khách hàng lớn và hiệu quả làm việc cho công ty.
3. Kỹ năng đàm phán

Hầu hết mọi người đều đàm phán một cách không chính thức trong cuộc sống hàng ngày mà không nhận thức được điều đó. Còn những cuộc đàm phán chính thức là kỹ năng có thể học hỏi thông qua kinh nghiệm và luyện tập. Những người hay tham gia đàm phán có xu hướng khéo léo, sắc sảo hơn những người ít khi đàm phán (cả chính thức và không chính thức). Người có kinh nghiệm biết cần phải nói gì, khi nào nên và không nên nói, hay khi nào nên nhượng bộ hoặc không nhượng bộ. Chìa khóa quan trọng ở đây là cần biết làm thế nào để phát triển một cuộc đàm phán cho mọi bên tham gia, nhưng cùng lúc đó vẫn phải xác định bạn cũng muốn đạt được kết quả tốt nhất cho mình.

dam-phan4. Hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh. Nó là quá trình xác định chiến lược công ty của bạn hay phương hướng và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Chìa khóa ở đây là việc biết làm thế nào để dự kiến được khả năng hoạt động của công ty bạn trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh chi tiết.
5. Kỹ năng lãnh đạo

Lãnh đạo là một kỹ năng quản lý quan trọng , thể hiện khả năng để thúc đẩy một nhóm người cùng hướng tới một mục tiêu chung. Nó cũng thể hiện ở khả năng chịu trách nhiệm, hình thành và thúc đẩy nhóm. Chìa khóa ở đây là biết làm thế nào để tạo được mối quan hệ và ảnh hưởng lâu dài với khách hàng tương lai, khách hàng, nhà cũng cấp, nhân viên và các nhà đầu tư.
6. Kỹ năng xây dựng nhóm

Con người khi sinh ra không ai có thể sống một mình được. Ngày nay, sống trong xã hội công nghiệp, cá nhân nào cũng cần phải hoạt động trong một số nhóm cụ thể. Các tổ chức tìm mọi cách để huy động tối đa khả năng làm việc và sáng tạo của các nhóm trong tổ chức của họ. Các nhóm dự án được thành lập nhằm phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong sản xuất, sáng tạo sản phẩm mới, mẫu mã mới. Người ta coi các nhóm làm việc là nhân tố cơ bản làm nên vốn nhân lực trong một tổ chức. Bởi vậy cải thiện kỹ năng làm việc theo nhóm càng trở nên quan trọng và bức thiết.

ky-nang-lam-viec-nhom-17. Kỹ năng phân tích

Môi trường làm việc hiện nay ngày càng trở nên tiến bộ về công nghệ và phức tạp hơn. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như vậy, nhu cầu về tư duy phân tích cũng cao hơn. Tư duy phân tích là khả năng tiếp cận tình hình kinh doanh của công ty bạn một cách khách quan để quyết định bạn sẽ ở đâu trong tương lai và phải làm gì để thu hẹp khoảng cách giữa hiện tại và tăng trưởng của tương lai. Chìa khóa ở đây là biết làm thế nào để thu thập, xem xét và đánh gía dữ liệu cần thiết để xây dựng những lập luận thuyết phục.
8. Kỹ năng bán hàng và marketing

Hình thành được những phương pháp, chính sách bán hàng và marketing – từ định giá, quảng cáo cho đến kỹ thuật bán hàng – là rất thiết yếu trong sự phát triển của doanh nghiệp bạn. Khả năng phân tích cạnh tranh, thị trường và xu hướng ngành đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển chiến lược marketing của bạn. Chìa khóa ở đây là biết cách nhào nặn và truyền tải những thông điệp hấp dẫn tới đúng đối tượng mục tiêu, từ đó tạo ra việc kinh doanh mới, xây dựng những dòng doanh thu có lợi nhuận.

ky-nang-ban-hang9. Kỹ năng quản lý chung

Quản lý bao gồm việc và kiểm soát một nhóm cá nhân phối hợp hoạt động để đạt được mục tiêu. Quản lý bao gồm việc triển khai và chỉ đạo các nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính và các nguồn lực công nghệ. Chìa khóa là làm thế nào để phát triển để thực hiện một hệ thống làm việc mà có thể quản lý hoạt động hàng ngày, chăm sóc các bên liên quan và hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh.
10. Kỹ năng quản lý dòng tiền

Dòng tiền thường được cho rằng là mối bận tâm nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo cách đơn giản nhất, dòng tiền là sự lưu chuyển của tiền vào và ra trong hoạt động kinh doanh. Dòng tiền là nhân tố quyết định trong việc phát triển của các doanh nghiệp, là chỉ số hàng đầu thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của dòng tiền là có thật, ngay lập tức và nếu quản lý yếu kém sẽ không thể chấp nhận được. Chìa khóa quan trọng là biết làm thế nào để điều phối, bảo vệ và kiểm soát dòng tiền.

111710_11__96419_964_253857911. Kỹ năng quản lý tài chính

Các hoạt động tài chính là việc áp dụng một tập hợp các kỹ thuật mà cá nhân và doanh nghiệp sử dụng để quản lý tiền bạc của họ, đặc biệt là sự chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu và những rủi ro trong các khoản đầu tư của họ. Nhu cầu cho ngân sách định kỳ và báo cáo tài chính là quan trọng nhất. Chìa khóa ở đây là làm cách nào để diễn giải và phân tích các báo cáo tài chính của bạn, để xác định các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của bạn.
12. Kỹ năng quản lý thời gian

Dù bạn mới kinh doanh hay đã kinh doanh lâu rồi thì quản lý thời gian là một trở ngại rất lớn cần phải giải quyết. Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, điều quan trọng là chúng ta làm thế nào để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Có người một ngày làm trăm công nghìn việc có ích cho cuộc sống của họ, nhưng cũng trong thời gian đó có người lại chẳng làm được việc gì. Phải chăng có điều gì đó khác biệt ở đây?

ky-nang-quan-ly-thoi-gian-1

Thời gian trôi đi không bao giờ lấy lại được. Điều quan trọng bạn phải sắp xếp nó một cách khoa học. Tránh những trường hợp quên hoặc bỏ xót việc trong khi lại lãng phí rất nhiều thời gian. Đánh giá được khả năng bản thân, từ đó ước lượng khoảng thời gian hoàn thành công việc để xây dựng chiến lược kinh doanh là điều cần có của một người lãnh đạo.

có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh và bán hàng. Nhưng các kỹ năng này không phải học trong thời gian ngắn là có được. Đòi hỏi bạn phải rèn luyện và thực hành thường xuyên. Phương pháp duy nhất để trau dồi kỹ năng “mềm” là học hỏi từ cuộc sống, cách cư xử, hành động của mọi người xung quanh và học từ các khóa chuyên môn. Một kỹ năng “mềm” hoàn hảo sẽ giúp bạn gia tăng giá trị bản thân và đem lại nhiều cơ hội thăng tiến.

0