24/05/2018, 17:00

Kinh tế đối ngoại Việt Nam trong mấy năm qua

Vào những năm 80, Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế và xã hội: sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,4%; lạm phát tăng cao, lên đến 774,7% vào năm 1986; tỷ lệ đói nghèo chiếm tới 70% dân số. Từ năm 1986, Việt Nam ...

Vào những năm 80, Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế và xã hội: sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,4%; lạm phát tăng cao, lên đến 774,7% vào năm 1986; tỷ lệ đói nghèo chiếm tới 70% dân số.

Từ năm 1986, Việt Nam từng bước chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế nhiều thành phần; mở rộng và đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Qua hơn mười sáu năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong kinh tế đối ngoại, thể hiện qua một số mặt sau:

Trong quá trình đổi mới kinh tế trong nước, kinh tế đối ngoại, Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhằm thiết lập môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung. Sau đây xin nêu một số sự kiện lớn :

- Nối lại quan hệ tín dụng bình thường với IMF và WB, đàm phán thắng lợi tại Câu Lạc bộ Paris và London nhằm giảm, xoá, hoãn nợ chính phủ và công ty của ta, tạo điều kiện hình thành cơ chế Hội nghị tư vấn ( CG ) hàng năm cam kết ODA cho Việt Nam bắt đầu từ 1993. Đây có thể coi là một mốc quan trọng phá thế bao vây cấm vận chống ta của các thế lực đế quốc và thù địch.

- Ký Hiệp định Bali và trở thành thành viên ASEAN năm 1995, tiếp đó tham gia AFTA vào năm 1996.

- Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1995 và ký Hiệp định thương mại với Mỹ năm 2001 với điều khoản tối huệ quốc tạo thuận lợi cho hàng hoá ta thâm nhập thị trường Mỹ.

- Ký Hiệp định khung về hợp tác phát triển với EU (năm 1995), tạo điều kiện cho các hiệp định cụ thể về hàng dệt, nông thuỷ sản thâm nhập vào thị trường EU.

- Tham gia APEC ( 1998 ), ASEM tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và liên khu vực.

- Gửi đơn gia nhập WTO năm 1995 và đang quá trình đàm phán gia nhập tổ chức này vào năm 2005 ( đã qua 6 vòng và sắp bước vào vòng 7 thực chất).

- Đến hết năm 2003, Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại với khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã ký Hiệp định thương mại song phương với 82 nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 2,4 tỉ USD năm 1990 lên 14,3 tỷ USD năm 2000 và khoảng 19,9 tỷ USD năm 2003. Năm 2000, với mức xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 175 USD/người/năm, Việt Nam được xếp vào danh sách các nước có nền ngoại thương khá phát triển.

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hình thành và có tốc độ tăng trưởng khá. Những mặt hàng đạt kim ngạch bình quân trên 1 tỷ USD/năm là dầu mỏ, thuỷ sản, dệt may và giầy dép.

- Năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô. Số lượng dầu thô xuất khẩu đã tăng từ 1,5 triệu tấn năm 1989 lên 16,85 triệu tấn năm 2002 (đạt kim ngạch 3,23 tỷ USD). Nông sản của ta như gạo, cà phê, hạt điều, cao su đang được khẳng định về chất lượng và giá cả trên thị trường thế giới. Việt Nam đã lấy lại vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo (năm 2003 xuất gần 4 triệu tấn gạo, riêng thị trường châu Phi là 800 nghìn tấn). Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên, từ 6.000 tấn năm 1980 lên gần 1 triệu tấn năm 2003. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Braxil. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Xuất khẩu của hàng dệt may, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ đang tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Năm 2003, hàng dệt may xuất khẩu đạt 2,71 tỷ USD, tăng 37,2% so với năm 2001( chủ yếu do tăng xuất vào Mỹ).

Về thị trường: 10 thị trường đang dẫn đầu tốc độ tăng trưởng là Bồ Đào Nha (105%); Hoa kỳ (96,7%), Mianma (78,7%), Campuchia (52,8%), Thuỵ Điển (45%), Malayxia (44%), Inđônêxia (43%), Thái Lan (41%), Thổ NHĩ kỳ (35%). 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,

Năm 1987, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành. Đến nay, khoảng 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2003, tổng số 4193 dự án nước ngoài tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 40,2 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện khoảng 22,9 tỷ USD. Khu vực có vốn ĐTNN đóng góp hơn 10% GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (giảm so với mức 25% trong thời kỳ 1990-2000), 27% kim ngạch xuất khẩu cả nước và tạo việc làm cho khoảng 472 nghìn người.

Đầu tư nước ngoài trực tiếp không chỉ tăng thêm nguồn vốn mà quan trọng hơn là giúp chúng ta nâng cao kỹ thuật quản lý, trình độ công nghệ, đào tạo nghề, thị trường và giải quyết một phần vấn đề việc làm.

Đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây suy giảm mạnh và trong tương lai vẫn còn khó khăn do cạnh tranh trong khu vực, cơ cấu FDI ở nước ta cũng thay đổi, phải chuyển mạnh sang sản xuất và giá cả đầu vào ở nước ta tăng nhanh và cao trong khi đó hạ tầng kinh tế, xã hội chậm được cải thiện.

Xu hướng đầu tư nước ngoài có dấu hiệu phục hồi. Theo vốn đăng ký năm 1999 đạt 1,6 tỷ USD; năm 2000: hơn 2 tỷ USD; năm 2001 2,5 tỷ USD; Năm 2003: 3,1 tỷ USD. Dự kiến năm 2004 thu hút khoảng 4,1 tỷ USD vốn FDI mới.

- Từ năm 1990, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, EC, các nước thuộc OECD và các nước Châu á đã nối lại viện trợ cho Việt Nam. Nguồn vốn ODA song phương đã tăng từ 75 triệu USD/năm trong giai đoạn 1985-1990 lên khoảng 350 triệu USD năm 1992. Tuy nhiên, quan hệ với các tổ chức tín dụng quốc tế chỉ được chính thức nối lại từ năm 1993 với Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam tại Paris (sau này là Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam - Hội nghị CG).

- Sau 10 Hội nghị CG (từ 1993 đến 2003, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam tổng cộng là 25,39 tỷ USD (năm 2003 các nhà tài trợ đã cam kếy hỗ trợ Việt Nam 2,84 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Tổng giá trị vốn ODA đã được hợp thức hoá bằng các hiệp định ký kết đạt khoảng 16,6 tỷ USD ( trong đó đã giải ngân khoảng 11 tỷ), bằng 83% tổng nguồn vốn ODA đã cam kết, tập trung vào giao thông vận tải và điện.

Trong khi ODA trên thế giới ngày càng giảm, nhiều nhà tài trợ cắt giảm ODA do yêu cầu trong nước, ODA cam kết dành cho Việt Nam vẫn tăng. Các nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm khoảng 70% tổng giá trị các hiệp định đã ký kết.

Thách thức về ODA đối với ta có nhiều, trong có có những thách thức hiện nay gồm giải ngân, đấu thầu, giá cả cạnh tranh .... Và thách thức về lâu dài là hiệu quả các công trình ODA, việc trả nợ và tín nhiệm về kinh tế của ta đối với cộng đồng quốc tế. Ta đã có bài học sử dụng không hiệu quả ODA trước đây và đã một lần ra Câu lạc bộ Paris.

0