14/01/2018, 00:56

Kinh nghiệm thực tế khi làm việc với cơ quan thuế

Kinh nghiệm thực tế khi làm việc với cơ quan thuế Chia sẻ kinh nghiệm làm việc với cơ quan thuế VnDoc.com thấy có rất nhiều bạn kế toán thắc mắc và luôn bị áp lực khi kê khai, quyết toán thuế với cơ ...

Kinh nghiệm thực tế khi làm việc với cơ quan thuế

VnDoc.com thấy có rất nhiều bạn kế toán thắc mắc và luôn bị áp lực khi kê khai, quyết toán thuế với cơ quan, vì thế VnDoc.com xin chia sẻ với các bạn bài viết kinh nghiệm thực tế khi làm việc với cơ quan thuế, mời các bạn cùng tham khảo.

Quyết toán thuế cần chuẩn bị những sổ sách gì?

Sự khác biệt giữa kế toán và thuế

5 sai lầm về thuế dễ mắc phải của doanh nghiệp mới thành lập

Vấn đề 1: Kê khai thuế GTGT:

  • Chỉ kê khai thuế khi có hóa đơn gốc (nếu là mua hàng trong nước) hoặc giấy nộp thuế gốc (nếu là hàng nhập khẩu). Nếu vì lý do nào đó mà trong tay chưa nhận được bản gốc mà chỉ có bản photo hay scan thì phải ghi chú lại, để nhớ mà đòi, không thì công việc bề bộn vài ngày sau chắc chắn sẽ quên ngay rồi sẽ quên luôn, khi cần ko có thì phiền hà lắm đây.
  • Dựa vào giấy nộp thuế để kê khai hàng nhập khẩu, chứ không dựa vào tờ khai hải quan.
  • Khoảng năm 2012, doanh nghiệp được gia hạn thời gian nộp thuế đến 30 ngày sau khi khai hải quan, vì thế mình đã dựa vào tờ khai để kê khai luôn, khi mà chưa nộp số thuế đó. Do mình nhập hàng thì đã phải hạch toán 133 vào phần mềm rồi, mà nếu đợi đến tháng sau mới được kê khai thì thành ra sổ cái 133 của mình bị lệch so với bảng kê đầu vào, vì thế mà mình quyết định kê khai luôn. Khi đó mình chưa biết là "chỉ được kê khai khi có giấy nộp thuế", mà mình cứ làm theo kế toán trước, thấy người ta làm sao mình làm vậy. Hậu quả của việc này là khi quyết toán, mình bị phạt hành vi "kê khai sai kỳ tính thuế" "phạt chậm nộp thuế GTGT" (Họ điều chỉnh lại giấy nộp thuế tháng nào thì kê khai tháng đó, sau đó tháng nào phát sinh dương thuế phải nộp thì họ tính tiền phạt).
  • Khi kê khai xong, nộp báo cáo thuế rồi, thì kết xuất tờ khai ra file Ecxel lưu lại luôn vào 1 folder, sau này khi quyết toán sẽ dùng đến.

Vấn đề 2: Hàng hóa

  •  Hàng xuất dùng nội bộ, hàng xuất khuyến mãi, v.v... bất cứ hàng gì mà cứ xuất ra khỏi kho là phải xuất hóa đơn, còn cách xuất hóa đơn như thế nào thì có nhiều cách. Hóa đơn là cái phần luôn bị bắt bẻ nếu thiếu, vậy nên thà dư hơn thiếu.
  • Hàng tồn kho cần thanh lý, không đủ chất lượng để bán nữa:  Trường hợp công ty mình, mình làm PXK ra luôn, vì chả bán được cho ai, rồi tính giá vốn đưa vào chi phí. Đến khi quyết toán, họ không cho, nói là nếu là hàng tồn kho kém chất lượng, thì khi thanh lý được rồi, mới được ghi giá vốn, và cũng phải có xuất hóa đơn, giống như là bán bình thường vậy nhưng là bán lỗ thôi. Trường hợp này, mình bị loại giá vốn này ra khỏi chi phí hợp lý.
  • Hàng đã xuất kho, nhưng lúc đó chưa viết hóa đơn, mà lại xuất hóa đơn sau thời gian đó.  Nếu không khớp thì tìm hiểu vì sao, rồi tìm cách xử lý. Hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ, khi có nhiều thời gian, chứ khi thuế mò vào rồi mới đi mò mẫm thì chết chắc. Đừng nghĩ là thuế không tìm ra.

Vấn đề 3: Chi phí lãi vay

  • Khi công ty có đi vay vốn ngân hàng, tuyệt đối không được để tiền mặt tồn quỹ cao, nhất là tại các thời điểm ngân hàng giải ngân. Nếu tiền mặt tồn quỹ quá cao (trên giấy tờ thôi, chứ thực tế là công ty ko có tiền thì mới phải đi vay chứ), thì các bạn làm phiếu chi để chi ra bớt, nội dung thì cứ bịa ra, như: chi phí marketing ko có hóa đơn, chi phụ cấp, chi gì gì đó.... không có hóa đơn. Mục đích là để giảm quỹ, nên cứ vô tư mà bịa, nhưng phải hợp lý, nhớ là ghi rõ không có hóa đơn để sau này biết mà loại ra khi quyết toán thuế. Vì nếu tại các thời điểm vay ngân hàng, mà số tiền tồn quỹ cao hơn số tiền ta đi vay, thì số chi phí lãi vay này không được tính vào chi phí hợp lý và sẽ bị loại ra.
  • Quỹ tiền mặt cũng không được để âm, cái này nói thì hơi thừa, nhưng sợ các bạn mới ra trường không để ý mà thiếu sót, nếu có thiếu tiền thì làm hợp đồng vay của sếp hoặc của cổ đông, lãi suất 0%, sau đó khi nào tiền mặt cao lên, thì lại làm thanh lý hợp đồng vay này, trả lại cho họ.
  • Cân đối sao cho hợp lý.

Vấn đề 4: Sổ phụ ngân hàng

  • Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,...). Có sao kê cả năm thì càng tốt.
  • Vừa phải có sổ phụ file cứng và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Nếu lỡ có thiếu chứng từ gì đó, thì cuối năm nên kiểm tra lại để đi xin in lại bổ sung cho đủ, chỉ tốn thêm tiền phí, chứ đến lúc bị kiểm tra mới đi bổ sung thì mệt. Mấy cái này không có đáng, tháng nào xong tháng đó luôn, đừng để bị hành vì những cái linh tinh không đáng này.
0