Kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực đầu tư phát triển công nghiệp vùng kinh tế
Những kinh nghiệm của các Trung Quốc đã cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng để tạo ra sự thành công trong phát triển công nghiệp ở nước này là họ đã đẩy mạnh quá trình đầu tư phát triển công nghiệp vùng và trong tất cả nền kinh tế ...
Những kinh nghiệm của các Trung Quốc đã cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng để tạo ra sự thành công trong phát triển công nghiệp ở nước này là họ đã đẩy mạnh quá trình đầu tư phát triển công nghiệp vùng và trong tất cả nền kinh tế nói chung.
Trong giai đoạn đầu, sự phát triển kinh tế giữa các vùng không cân đối . Thời kỳ cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã thực hiện "Chính sách có thể ảnh hưởng và lôi kéo toàn bộ nền kinh tế quốc dân", cho phép một số vùng có điều kiện giàu lên trước, do đó xuất hiện tình trạng không cân đối, không cân bằng giữa các vùng, nhất là chênh lệch Đông - Tây. Vì vậy, các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, trong giai đoạn đầu cần phải thi hành một loạt biện pháp để thu hẹp chênh lệch giữa các vùng.
Khi nền kinh tế đã có bước phát triển mạnh, cùng với việc đề xướng cho phép một số vùng được giàu lên trước cần nhấn mạnh vùng giàu trước phải giúp đỡ vùng giàu sau đi theo con đường cùng nhau giàu có. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư phát triển vùng là :
- Nhanh chóng thúc đẩy hoạt động Đông - Tây, miền Đông cần đưa những hạng mục tốt nhất, kỹ thuật tốt nhất để chi viện cho miền Tây. Còn miền Tây cũng láy những điều kiện tốt nhất để phối hợp với sự chi viện của miền Đông, hai miền phải hợp tác với nhau.
- MiềnTây phải tập trung nguồn vốn có hạn, lựa chọn chính xác các ngành nghề chủ đạo để phát triển, xây dựng các điểm tăng trưởng kinh tế.
Gần đây, Đảng và chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách và biện pháp thể hiện sự quan tâm đồng đều giữa tất cả các vùng phát triển kinh tế, coi đây là "một trọng điểm của công tác kinh tế", là một chiến lược lớn, một suy tính lớn trong sự phát triển của toàn quốc"
Vấn đề đầu tư phát triển công nghiệp tại các vùng của Trung Quốc có nhiều thành công. Từ quá trình đầu tư phát triển công nghiệp của Trung Quốc chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho Việt Nam trong thời gian tới như sau:
Một là, trong các vùng, nước này đều khích lệ tối đa truyền thống tiết kiệm của người dân Á Đông để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm của cộng đồng dân cư.
Hai là, chính phủ nước này đều cố gắng tiết kiệm các khoản chi không cần thiết để ưu tiên tập trung vốn cho phát triển công nghiệp.
Ba là, chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế được những ưu đãi về vay vốn để thực hiện các chiến lược phát triển công nghiệp, đặc biệt là việc hình thành các khu chế xuất đã có tác dụng như đầu tàu kéo các vùng khác phát triển.
Bốn là, nước này đều ưu tiên phát triển giáo dục để từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Họ coi trọng việc khai thác hiệu quả nguồn nhân lực , là chìa khóa để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại đất nước. Điều đặc biệt là họ coi tài nguyên trí tuệ con người là vô hạn nhằm khôi phục sự hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên.
Năm là, nước này đều đề cao vai trò của chính phủ trong việc tạo ra môi trường pháp lý và những công cụ cần thiết để điều chỉnh, dẫn dắt các doanh nghiệp đầu tư theo chiến lược phát triểt kinh tế chung của đất nước.
Sáu là, hoạt động của hệ thống ngân hàng và các trung gian tài chính khá nhanh nhạy và hữu hiệu trong quá trình tích tụ và tập trung vốn.
Bảy là, họ khích lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, tái đầu tư lợi nhuận, coi sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như là động lực thôi thúc nền kinh tế tăng trưởng.
Tám là, họ sẵn sàng ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp mới, tìm mọi cách khích lệ các doanh nghiệp dành lấy đỉnh cao trong lĩnh vực mới mẻ đó.
Chín là, chính sách tự do hoá thương mại và hướng nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới đã giúp cho họ giành lấy thị trường mới, tạo đà cho nền công nghiệp phát triển.
Mười là, họ biết cân đối một cách hữu hiệu giữa luồng vốn đầu tư trong nước với luồng vốn đầu tư nước ngoài.
Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển không chỉ ở trong khu vực Châu Á mà còn trên cả thị trường quốc tế. Kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai trên thế giới là do có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp một cách hợp lý. Một trong những chính sách đầu tư phát triển công nghiệp đó là việc phân vùng phát triển kinh tế để tập trung đầu tư tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng khác nhau. Không giống các nước khác, Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy, sự khác nhau giữa các vùng kinh tế của Nhật không phải ở tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho ngành công nghiệp mà là vị trí địa lý, thời tiết... Vào những năm 80, ở Nhật Bản, người ta chia lãnh thổ quốc gia thành 5 vùng. Ngày nay, căn cứ vào yêu cầu phát triển ngành , người ta phân chia ra vùng phía Bắc (6 tháng trong năm có tuyết) và vùng phía Nam để phát triển và tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp tại các vùng kinh tế của Nhật Bản có sự khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển:
- Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng nhanh, khi thị trường chưa phát triển cần phải hoàn thiện và bổ xung về thể chế. Chính sách đó trong thời kỳ này không phải chỉ đẩy mạnh từng ngành công nghiệp với mục đích bảo hộ những ngành công nghiệp non trẻ, mà cần coi trọng việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chế độ pháp lý nhằm hiện đại hoá, cao độ hoá toàn bộ cơ cấu ngành công nghiệp.
Ví dụ: Sau chiến tranh ngành cơ khí Nhật Bản có quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu, năng suất thấp hơn nhiều so với Mỹ. Vì thế, chính phủ Nhật Bản đã chú trọng sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong các ngành thông tin, vận tải... Ngoài ra, bảo đảm cả việc cung cấp nguyên vật liệu với giá rẻ, ổn định, tăng cường đưa kỹ thuật từ nước ngoài vào, hỗ trợ cho việc nghiên cứu thử nghiệm, cung cấp vốn nhà nước và các biện pháp giảm thuế, thực hiện hiện đại hoá các thiết bị, đẩy mạnh xuất khẩu và các hoạt động tổ chức xúc tiến thương mại..., hoạch định các tiêu chuẩn công nghiệp
- Trong thời kì nền kinh tế thị trường đã phát triển ở một mức độ nào đó cần thiết phải chỉnh đốn về mặt thể chế đối với những vấn đề phát sinh từ cái gọi là “thất bại của thị trường” . Chính sách cho thời kỳ này không chỉ là chính sách tổ chức công nghiệp, được coi là đối sách độc quyền hay đối sách tài phiệt, mà quan trọng là chính sách điều chỉnh cơ cấu công nghiệp nhằm từng bước chuyển hướng hoạt động của các ngành sản xuất bị suy thoái, giảm bớt sự va chạm với bên ngoài.
Ví dụ: ngành công nghiệp Nhật Bản trước đây đã từng là công nghiệp nay cũng bị mất đi sức sống bới những quy chế hạn chế nhập khẩu của các ước khác hoặc bị các nước đang phát triển đuổi kịp . Mặt khác người ta cho rằng thiết bị sản xuất và yếu tố con người trong các ngành sản xuất suy thoái này có đặc tính kĩ thuật riêng của từng ngành nên khi sản lượng giảm và trở nên không cần thiết thì không có khả năng chuyển sang ngành sản xuất khác. Vì vậy, để hạn chế tối đa những vấn đề phức tạp nảy sinh, tốt hơn là thu nhỏ quy mô sản xuất một cách có khoa học, theo từng giai đoạn phù hợp với tốc độ chuyển đổi. Chính vì thế, đối với ngành sản xuất suy thoái như vậy, chính phủ Nhật Bản đã xúc tiến nhanh việc xoá bỏ chúng thông qua sự liên kết giữa cacten bị khủng hoảng với sự trợ giúp vốn của chính phủ.
- Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường đã phát triển chín muồi, cần phải điều tiết cái gọi là “yếu tố bên ngoài” nằm ngoài đối tượng của cơ chế thị trường như: bảo vệ môi trường, bảo hộ người tiêu dùng... Chính sách thời kỳ này không chỉ là những quy chế đơn giản mà cần những phương sách để “nội bộ hoá” nhằm đưa ra những “yếu tố bên ngoài” này vào cơ chế thị trường.
Về vấn đề này, khi muốn đánh giá chính sách cho dù là những trường hợp thoáng nhìn giống nhau hay tương tự thì phải xem xét cụ thể ở từng nơi, từng thời kỳ. Ví dụ: Ngay cách xử lý chính sách với ngành chế tạo ô tô, một ngành sản xuất then chốt, tiêu biểu của Nhật Bản thì chính sách bảo hộ đã thành công trong thời kỳ sau chiến tranh khi các hãng chế tạo trong nước non yếu. Sau khi các hãng này đã phát triển lên hơn một mức thì lúc đó nhanh chóng thực hiện tự do hoá. Chính sách này được coi là hiệu quả khi đã có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Kinh nghiệm của Nhật Bản, một nước đã đạt tới sự phát triển thần kỳ không thể bê nguyên xi áp dụng cho các nước có điều kiện tự nhiên khác nhau hay ở vào thời kỳ có bối cảnh quốc tế khác nhau. Bởi vì bản thân Nhật Bản trước đây cũng không áp dụng nguyên xi kinh nghiệm của các nước phát triển mà có sự cải tiến cho phù hợp với điều kiện của Nhật Bản. Cũng như vậy, các nước đang phát triển cần ý kiến tư vấn thực tế hơn, có kinh nghiệm trên cơ sở những kinh nghiệm của Nhật Bản và những nước phát triển khác. Từ đó tìm ra giải pháp phù hợp với tình hình của nước mình. Việt Nam cũng là một nước phát triển. Từ những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản chúng ta có thể phần nào có được kinh nghiệm riêng của mình trong vấn đề đầu tư phát triển công nghiệp của cả nước nói chung và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng.
Bảng 2 : Các giai đoạn phát triển của chính sách công nghiệp Nhật Bản xét theo loại hàng hoá, dịch vụ, yếu tố sản xuất.