15/01/2018, 09:45

Kinh nghiệm cho những giáo viên ngày đầu đứng lớp

Kinh nghiệm cho những giáo viên ngày đầu đứng lớp Kinh nghiệm ngày đầu tiên đứng trên bục giảng Kinh nghiệm ngày đầu tiên đứng trên bục giảng Đa số các giáo viên mới ra trường đều rất bỡ ngỡ với môi ...

Kinh nghiệm cho những giáo viên ngày đầu đứng lớp

Kinh nghiệm ngày đầu tiên đứng trên bục giảng

Đa số các giáo viên mới ra trường đều rất bỡ ngỡ với môi trường mới. Họ lo sợ đủ thứ nào là việc dạy dỗ có tốt không, học sinh có ngoan không, rồi đồng nghiệp có dễ gần không, BGH có khó không… VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài viết này để có tâm lý tự tin nhất trước thềm năm học mới.

Trước tiên khi mới về ngôi trường mới các bạn phải chú ý đến cách ăn mặc và giao tiếp của mình. Đó là những điều sẽ để lại ấn tượng cho những người tiếp xúc với bạn lần đầu tiên. Cách ăn mặc phải sao cho trang nhã, lịch sự, kín đáo phù hợp với môi trường mà bạn đang ở. Là trên lớp hay trong buổi họp đầu năm hay trong phòng gặp gỡ với BGH. Điều đó sẽ nói lên phần nào tính cách của bạn và sự tôn trọng của bạn với mọi người xung quanh. Và tất nhiên bạn cũng sẽ lấy được cảm tình của học sinh ngay trong buổi đầu bước lên bục giảng. Cùng với cách ăn mặc thì lời nói cũng rất quan trọng. Niềm nở chào hỏi những đồng nghiệp mà bạn gặp. cố gắng sử dụng ngôn từ chuẩn, không dùng từ địa phương. Khi giảng bài nên nói chậm, to và rõ ràng.

Bạn cần hỏi BGH vê những nội quy, quy định của nhà trường, về yêu cầu hồ sơ, giáo án, sổ sách và cố gắng hoàn thành tốt nhất có thể. Sẵn sàng giúp BGH những công việc đòi hỏi sức trẻ để cho thấy bạn là một giáo viên năng động, nhiệt tình, nhưviệc quản học sinh trong các buổi sinh hoạt tập thể, phối hợp với đoàn trường kiểm tra nề nếp tác phong học sinh…

Đối với đồng nghiệp bạn nên khiêm tốn để học hỏi, nhất là những giáo viên lớn tuổi. Gần gủi hơn với các thầy cô trong tổ chuyên môn của mình. Nếu có điều kiện có thể mời cả tổ đi uống nước gọi là ra mắt. Khi ngồi nói chuyện tâm tình sẽ kéo mọi người đến gần nhau hơn bạn sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết.

Đối với học sinh hãy gần gủi các em hơn, quan tâm đến hoàn cảnh của các em, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn. Nếu bạn được giao làm công tác chủ nhiệm thì việc này cần đặc biệt chú ý. Bạn phải cho các em thấy được sự tâm huyết với nghề của mình, làm cho các em tin tưởng, như vậy các em sẽ ngoan hơn biết nghe lời bạn hơn. Điều quan trọng nữa là bạn phải chuẩn bị bài cho tốt, tìm cách để truyền thụ kiến thức sao cho các em dễ hiểu nhất, tạo không khí thoải mái để các em không cảm thấy giờ học quá gò bó, ngột ngạt.

Đối với phụ huynh cần thường xuyên liên lạc để trao đổi tình hình học tập và đạo đức của các em, kịp thời uốn nắn những em cá biệt. Khi giao tiếp với phụ huynh không nên quá xuồng xã, mặc dù là giáo viên trẻ cũng không nên quá cả nể mà xưng “cháu” nên xưng “tôi/cô, các anh/chị, các con” để thể hiện được vị trí của mình.

Tiến trình một giờ đứng lớp thường có ba bước:

1- Chuẩn bị

1.1 Trau dồi kiến thức: Việc trau dồi kiến thức phải là công việc hàng ngày, thường xuyên.

1.2 Trang bị tư liệu: Tìm đọc những tài liệu, tư liệu tương đồng có trong những sách vở cùng đề cập một đề tài, hoặc những điểm tương ứng với đề tài mà mình đang khảo sát. Cũng cần lưu ý là khi tham khảo để tìm kiếm tư liệu, chỉ nên sử dụng những sách vở, tài liệu, báo chí … đã được nhà nước ban hành.

1.3. Soạn giáo án: Dù tự tin đến đâu, cũng không ai lên lớp lại không soạn bài (ít ra là một dàn bài chi tiết). Đó cũng chính là sự tự trọng – kể cả sự tôn trọng học sinh – rất cần thiết cho một giáo viên.

2- Đứng lớp

- Cử chỉ đi đứng: Cử chỉ hoà nhã, đi đứng khoan thai; không hấp tấp vội vàng, cũng không e dè khúm núm, lại càng không nên huênh hoang „ra vẻ ta đây‟, oai vệ hách dịch; đó là lời khuyên chân tình dành cho giáo viên.

- Thái độ ứng xử

- Thảo luận, biện giải, giải đáp thắc mắc: Trong tiết học, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương cách truyền đạt, phương pháp lý luận (quảng diễn, vòng đồng tâm, vấn đáp, diễn dịch, quy nạp, tương đồng, tương phản …). Tuy nhiên, vẫn rất cần có một khoảng thời gian dành cho thảo luận, đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc… Đây chính là dịp để giáo viên hiểu thêm về lớp học (biết người), rút kinh nghịêm cho bản thân (biết mình) (“biết người, biết mình, trăm trận trăm thắng” – Tôn Võ Tử).

3- Rút kinh nghiệm

a. Tự rút kinh nghiệm:

Mỗi giáo viên nên có một cuốn “nhật ký giảng dạy”, trong đó ghi chép tất cả những gì có liên quan đến quá trình đứng lớp của mình. Sau những giờ đứng lớp của bản thân, sau những giờ dự giờ một lớp học của bạn bè, thậm chí cả sau những giờ ngồi lớp với tư cách một học viên..., sẽ ghi lại tất cả những nhận xét của mình về giờ học tập đó. Đây chính là dịp “nhìn lại mình”, rút ra những bài học kinh nghiệm để nâng cao tay nghề, nên phải hết sức khách quan, tránh những thiên kiến, mặc cảm (tự tôn, tự ti).

b. Rút kinh nghiệm qua người học:

Sau mỗi tiết học, có thể dành ít phút trực tiếp phỏng vấn chớp nhoáng học sinh về những nhận xét của họ trong giờ học (nếu không đủ giờ, nên trao đổi với học sinh trong 10 – 15 phút giải lao) hoặc sau mỗi khoá học.

Đây là phần hết sức tế nhị, vì ngoài xã hội cũng đề ra đường lối “trò đánh giá thầy” đã gây thật nhiều tranh cãi. Giáo viên phải hết sức khéo léo, đồng thời cũng phải có tinh thần cầu thị, hết sức mềm mỏng, khiêm nhu tự hạ đón nhận những ý kiến xây dựng. Đừng để giờ góp ý trở thành giờ đấu đá hạ bệ nhau, cũng không biến thành giờ tâng bốc nịnh hót nhau.

c. Rút kinh nghiệm qua đồng nghiệp:

Có thể dự giờ chuyên môn, thao giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi…

0