Kiếp sống trôi nổi
Những loài tảo phù du (Phytoplankton) chuyên sống trôi nổi trong vực nước thật nhiều hình lắm vẻ. Từ những cơ thể tảo nhỏ bé vài micron (1 micron = 1/1000mm) tới những loài tảo có cỡ lớn thấy được bằng mắt thường đều mang những đặc điểm thích nghi lâu đời về ...
Những loài tảo phù du (Phytoplankton) chuyên sống trôi nổi trong vực nước thật nhiều hình lắm vẻ. Từ những cơ thể tảo nhỏ bé vài micron (1 micron = 1/1000mm) tới những loài tảo có cỡ lớn thấy được bằng mắt thường đều mang những đặc điểm thích nghi lâu đời về tiến hóa hình thái. Muốn thắng lực chìm bản thân các loài tảo nhỏ phải thu gọn "thể xác" tới mức cực nhỏ, thành những hạt vẩn, lơ lửng trong nước, và mặc cho dòng nước đưa đi.
Những loài tảo khác nhờ có cơ quan vận động luôn luôn làm việc, tạo nên một lực đẩu chống chìm khiến cho cơ thể tảo di chuyển từ nơi này đến nơi khác, như tảo Euglena, Chrysomonas, Peridinium(hình 1,2).
Nếu không có cơ quan vận động thì các loài tảo có thêm những cấu tạo phụ nhằm mở rộng bề mặt tiếp xúc, như cơ thể mang nhiều gai (Asterionella), có vành như dù (tảo Planktoniella), hoặc chúng kết lại với nhau thành tập đoàn như bè mảng (Pragilaria, Tabellria, hoặc thành bản mỏng (Pediastrum).
Như vậy vẫn chưa đủ thích nghi linh hoạt với kiếp sống trôi nổi, nhiều loài tảo còn tích trữ những giọt dầu trong cơ thể, hoặc tạo ra những khoang rỗng (không bào)trong tế bào. Nhiều khi chúng còn tích trữ khí nitơ trong không bào khí nhằm làm cho cơ thể nhẹ hơn để dễ bồng bềnh trên mặt nước, chu du sóng gió bốn phương. Thực là hỉnh thức giảm tỷ trọng cơ thể một cách cực kỳ "mềm dẻo", mà đến nay các nhà phỏng sinh học vẫn chưa bắt chước được kiểu cấu trúc của những loài tảo "lang thang" này.
1. Peridinium 2. Ceratium 3.Asterionella 4.Taballaria
Chúng ta thường quen với hiện tượng ma sát giữa các vật, càng khâm phục khả năng thích nghi của những loài tảo ở nước, chúng tiết ra chất nhầy bao phủ cơ thể như một lớp chống ma sát có hiệu quả khiến cho tảo dễ dàng giữ trọn cuộc sống nổi trôi trong các vực nước.
Tảo trôi nổi di chuyển dễ dàng đến nơi có tia sáng Mặt trời lọt xuống nước cũng như tới những nơi giàu chất dnh dưỡng để tiến hành việc tạo hình vật chất và sinh sôi nẩy nở.
Nước biển có nơi đục nơi trong. Nơi trong nhất mà ánh sáng mặt trời lọt xuống đầy đủ và dễ dàng tới vài chục mét sâu, còn nơi đục quá chỉ vài ba mét. Vì vậy tầng quang dưỡng trong biển phụ thuộc vào độ trong độ đục của nước biển. Trong tầng này rất giàu các loài tảo chuyên sống ở tầng maẹt ưa sáng, hình thành "thảm cỏ xanh" dưới mặt biển. Hiện tượng phân tầng có liên quan tới sự có mặt của các loài tảo trong từng tầng nước thường thấy trong biển và các vực nước sâu rộng.
Do điều kiện sinh thái tương đối đồng nhất ở các vực nước không sâu như ao, đầm, hồ nhỏ nên hiện tượng phân tầng vực nước không có, nên tảo phân bố đều theo chiều dày của vực nước. Sự có mặt cảu các loài tảo ở những dòng sông sâu, rộng và chảy xiết được xem như là yếu tố chỉ thị sinh học cho từng dòng sông từ mùa nướ tới mùa cạn khác nhau cũng ảnh hưởng rõ rệt tới sự phân bố các loài tảo.
Một đặc điểm khá lý thú là sự biến đổi thành phần số lượng và sinh khối tảo theo mùa vụ và theo chu kỳ ngày đêm. Những nhà thực hành chăn nuôi và khai thác các loài thủy sản cần quan tâm tới khâu mắt xích thức ăn đầu tiên cho cá và các vật nuôi ở nước, nhất định phải có hiểu biết sâu và kỹ lưỡng về đời sống các loài tảo theo mùa và nhịp ngày đêm và tình hình thay đổi nhiệt độ, thời gian chiếu sáng ở các vực nước.
Hầu hết những loài tảo trôi nổi góp phần làm giàu của cải vật chất sống, nói cách khác góp phần sinh ra những loại thực phẩm cho chúng ta hhiện nay và sau này!