Kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn Sử: Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở các nước tư bản
[Trắc nghiệm và tự luận] Kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 11 hết học kỳ 1. Biện pháp mà các nước Mĩ, Anh, Pháp chọn để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là…? I. Trắc nghiệm ( 8 điểm) 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của… ...
[Trắc nghiệm và tự luận] Kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 11 hết học kỳ 1. Biện pháp mà các nước Mĩ, Anh, Pháp chọn để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là…?
I. Trắc nghiệm ( 8 điểm)
1: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của…
A. Chế độ phong kiến. B. chủ nghĩa xã hội.
C. Chủ nghĩa phát xít. D. chủ nghĩa tư bản.
2: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. khủng hoảng thừa. B. khủng hoảng năng lượng.
C. khủng hoảng chính trị. D. khủng hoảng thiếu.
3: Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới”mà nước Nga thực hiện là
A. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
B. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
C. Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt.
D. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
4: Yếu tố nào sau đây không đưa tới sự thành công của cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản?
A. Cuộc duy tân Minh trị nhận được sự giúp đỡ của các nước tư bản phương tây.
B. Nhận được sự hậu thuẫn của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp Sa-mu-rai.
C. Những cải cách là tiến bộ, đáp ứng đúng yêu cầu của xã hội Nhật và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
D. Người tiến hành cải cách là Thiên hoàng Minh Trị, nắm trong tay thực quyền và có tư tưởng Duy tân tiến bộ.
5: Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại ở Ấn Độ chủ trương
A. Liên kết với nước ngoài chống Anh.
B. Kiên quyết chống Anh để đòi độc lập.
C. Dùng phương pháp ôn hòa để đòi Anh cải cách.
D. Đấu tranh chính trị để đòi độc lập.
6: Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?
A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.
B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
C. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
D. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.
7: Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. thành lập Trung Hoa dân quốc
B. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế
C. công nhận quyền bình đẳng và quyền dân chủ của mọi công dân
D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
8: Các nước tư bản thắng trận đã giành được những gì thông qua Hoà ước Véc xai – Oa sinh tơn?
A. Quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận và các thuộc địa.
B. Ưu thế trong ngoại giao và vị thế trên trường quốc tế.
C. Ưu thế về quân sự với các nước bại trận và các thuộc địa..
D. Ưu thế về chính trị với các nước bại trận và các thuộc địa.
9: Nội dung nào không phải là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?
A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
C. Công nhân thất nghiệp.
D. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
10: Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:
A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân
C. Cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây
D. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới
11: Chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau :
« Tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên Xô là (1) về mọi mặt và (2) của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công CNXH. »
A. (1) sự nhất trí ,(2) quyền dân tộc.
B. (1) sự bình đẳng, (2) quyền tự quyết.
C. (1) sự cộng tác, (2) quyền dân chủ.
D. (1) sự hợp tác, (2) quyền độc lập.
12: Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là
A. Trật tự đa cực.
B. Trật tự Vecxai – Oa sinh tơn.
C. Trật tự đơn cực.
D. Trật tự hai cực Ianta.
13: Biện pháp mà các nước Mĩ, Anh, Pháp chọn để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
(1929 – 1933) là
A. đàn áp các cuộc biểu tình trong nước.
B. mở rộng quy mô sản xuất ở các nước thuộc địa.
C. tiến hành những cải cách kinh tế – xã hội.
D. phát xít hóa bộ máy chính trị.
14: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đề ra chính sách gì?
A. Nhờ sự giúp đỡ của các nước khác
B. Đề ra chính sách mới
C. Tăng cường chi phí quân sự
D. Thực hiện chính sách xâm lược các nước khác
15: Sự kiện nằm ngoài ý muốn chủ quan của các nước Đế quốc trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Mĩ tham gia chiến tranh đứng về phe Hiệp ước
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thắng lợi thuộc phe Hiệp ước
C. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và ra đời nhà nước Xô Viết
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh
16: Ý nghĩa quốc tế của cuộc cách mạng tháng Mười Nga là
A. làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ và để lại nhiều bài học cho phong trào cách mạng thế giới.
B. mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga.
C. đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến, tư sản Nga, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa.
D. đưa giai cấp công nhân, nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
17: Chính sách đối ngoại của Mĩ với khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1929 – 1939 là
A. “Ngoại giao đồng đôla”.
B. “Cam kết và mở rộng”.
C. “Cây gậy và củ cà rốt”.
D. “Chính sách láng giềng thân thiện”.
18: Mục tiêu và đường lối cách mạng do Lê-nin đề ra trong Luận cương tháng tư năm 1917 là
A. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù.
C. thực hiện chủ trương ủng hộ chính phủ lâm thời.
D. nêu cao khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc.
19: Nước Đức chọn giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là
A. tổ chức tổng tuyển cử tự do.
B. giữ nguyên chính quyền hiện tại.
C. phát xít hóa bộ máy chính quyền.
D. nhờ sự giúp đỡ của các nước đế quốc khác.
20: Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. thành lập chính phủ tư sản lâm thời.
B. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế.
C. lật đổ được chính phủ tư sản lâm thời.
D. thành lập các Xô viết đại biểu.
21: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
B. chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
C. phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.
D. sự sụp đổ của hệ thống Vecxai – Oasinhton.
22: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là
A. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. chủ nghĩa đế quốc bành trướng.
D. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
23: Tính chất của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
B. cuộc cách mạng tư sản triệt để
C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
D. cuộc cách mạng không triệt để.
24: Từ 1922 đến1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô điều này chứng tỏ
A. các nước đế quốc đã nể sợ Liên xô.
B. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.
C. mâu thuẫn giữa TBCN và XHCN đã chấm hết.
D. đã khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
25: Giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây là do
A. tiến hành cải cách duy tân đất nước theo tấm gương Nhật Bản.
B. dựa vào sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
C. đóng cửa, không cho thương nhân nước ngoài đến Xiêm để buôn bán.
D. tiếp tục duy trì chế độ phong kiến.
26: Tại sao Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên vào 10-1933?
A. Để tự do trong hoạt động đối ngoại. B. Để tự do phát triển kinh tế.
C. Để cải cách đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. D. Để tự do chuẩn bị cho chiến tranh.
27: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 trong thế giới tư bản bùng nổ đầu tiên ở đâu?
A. Pháp B. Đức. C. Mĩ. D. Anh.
28: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX là
A. chủ nghĩa đế quốc phong kiến
B. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
D. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
29: Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là
A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. cách mạng dân chủ tư sản.
D. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
30: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.
B. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh, chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
C. chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược thuộc về phía Nga.
D. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước, chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.
31: Trong cuộc đấu tranh giành thuộc địa, đế quốc nào tỏ ra hung hăng nhất , vì sao?
A. Nhật, vì sản xuất được nhiều hàng hóa nhưng không có thị trường tiêu thụ
B. Anh, vì có nhiều thuộc địa nên cố giữ cho được thuộc địa của mình.
C. Đức , vì có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh nhưng lại có ít thuộc địa .
D. Mĩ, vì muốn làm bá chủ thế giới
32: Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?
A. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
B. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
C. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
D. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
II. Tự luận ( 2,0 điểm)
Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở các nước tư bản. Các nước tư bản đã tìm lối thoát khỏi khủng hoảng bằng cách nào?
Đáp án tham khảo Đề sử học kì 1 lớp 11
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | D | 12 | B | 23 | A |
2 | A | 13 | C | 24 | D |
3 | D | 14 | B | 25 | A |
4 | A | 15 | C | 26 | D |
5 | C | 16 | A | 27 | C |
6 | B | 17 | D | 28 | C |
7 | B | 18 | A | 29 | D |
8 | A | 19 | C | 30 | A |
9 | A | 20 | C | 31 | C |
10 | A | 21 | B | 32 | B |
11 | B | 22 | D |
Tự luận:
Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Các nước đế quốc đã tìm lối thoát khỏi khủng hoảng bằng cách nào? |
Nguyên nhân
– Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận thiếu kế hoạch … thuẫn giữa cung và cầu … |
Hậu quả: |
– Kinh tế: Nền kinh tế các nước bị tàn phá nặng nề, sản xuất đình đốn… |
– Chính trị xã hội: Số người thất nghiệp tăng nhanh ở các nước… Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, các phong trào đấu tranh diễn ra khắp các nước tư bản |
– Khủng hoảng đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. |
Việc giải quyết khủng hoảng của các nước: |
– Nước Đức, Italia, Nhật bản: Giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước thiết lập chủ nghĩa phát xít.
– Nước Anh, Pháp, Mỹ: Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội |