Đậu nành là gì?
Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, tàu hũ,… là những món ăn dinh dưỡng được làm từ đậu nành. Không còn xa lạ với chúng ta khi thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn gia đình Việt, nhưng không phải ai cũng biết loại đậu này lại có rất nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả trong đông y. Bài viết dưới ...
Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, tàu hũ,… là những món ăn dinh dưỡng được làm từ đậu nành. Không còn xa lạ với chúng ta khi thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn gia đình Việt, nhưng không phải ai cũng biết loại đậu này lại có rất nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả trong đông y. Bài viết dưới đây, caythuocdangain.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những tác dụng này.
Đậu nành là gì?
Còn có tên gọi khác là đậu tương, đỗ tương, đại đậu, tên khoa học là Glycine max (L.) Merr, thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả
Là cây thân thảo, tròn, có nhiều lông, cao từ 0,3-1m. Thân có màu xanh hoặc tím khi còn non và chuyển màu nâu khi già, hoa cũng theo màu sắc thân cây mà thay đổi theo, khi thân xanh hoa có màu trắng, thân gài hoa cũng chuyển màu tím. Thân có 14-15 lóng, những lóng dưới ngắn, càng lên trên lóng càng dài.
Rễ cây có rễ chính ăn sâu vào đất, trên rễ chính có rất nhiều rễ phụ. Trên rễ có nhiều nốt sần, nốt sần có vai trò cố định đạm cung cấp cho cây. Lá mọc kép, so le, hình trái xoan, có lông, trên lá có 3-5 lá chét, có màu xanh tươi khi non và màu nâu khi già.
Hoa mọc thành chùm, thường có 3-5 bông, đài hoa màu xanh, nhiều lông. Cánh hoa to gọi là cánh cờ, 2 cánh bướm và 2 cánh thìa. Quả có hình thẳng hoặc cong hình lưỡi liềm, có chiều từ 2-7cm, có nhiều lông, màu xanh hoặc vàng nhạt, thắt lại giữa các hạt. Hạt có hình dáng, có thể là hình bầu dục hoặc hình cầu, có màu sắc tùy vào giống trồng, giống màu vàng có giá trị thương phẩm cao.
Phân bố và thu hái
Có nguồn gốc từ Trung quốc, sau lan rộng sang Việt nam, Nhật bản và các nước châu Âu sau này. Ở Việt Nam, được trồng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,…
Khi vỏ ngoài chuyển sang xám hoặc xám đen, tiến hành cây đậu về, có thể cắt bằng máy hoặc bằng tay. Sau đó phơi khô đập lấy hạt, sàng lọc hạt lép hạt, tạp chất và phơi 3 nắng nhẹ và bảo quản nơi khô ráo
Thành phần hóa học
Trong đâu nành có chứa 40% protein, 12-25% lipid, 10-15% glucid, các chất khoáng như canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri, kẽm và các vitamin như vitamin A, B6, B12,C,K, các enzym, sáp, cenlulose. Còn có đủ các loại axit amin cơ bản như isoleucine, leucine, lysine, metionin, phenylalanin, valin.
Ngoài ra, đậu nành còn là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino axit không thay thế cần thiết cho cơ thể. Tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, trong 100g đậu nành tương đương với lượng đạm có trong 800g thịt bò.
Trong đông y, đậu nành có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và thận. Có tác dụng tư âm, bổ huyết, thanh nhiệt, hóa đờm, chữa trị âm hư hỏa vượng, gây hoa mắt chóng mặt, miệng khô rát.
Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ đậu nành
1. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, mỡ máu cao: Lấy 250g đậu nành, 200g đậu phụ, 10g nấm hương. Cho đậu nành vào ninh nhừ, tiếp đó cho nấm và đậu phụ thái miếng vào đun sôi nhẹ rồi nêm gia vị vừa ăn. Liệu trình 10-15 ngày, nghỉ 5 ngày lại ăn tiếp.
2. Trị các chứng bệnh sau sinh như trúng phong: Lấy 1 lượng bằng nhau mỗi loại gồm đậu nành, cát căn, độc hoạt, phòng kỷ, đem sắc lấy nước uống trong ngày.
3. Chữa đổ mồ hôi trộm:
Bài thuốc 1: Lấy 100g đậu nành, 50g hạt tiểu mạch, cho vào đun với 600ml nước cho đến khi còn 300ml, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Liệu trình 11 ngày.
Bài thuốc 2: Lấy 20g đậu nành, 20g long nhãn, 15g bách hợp, 20g hạt sen, 10g ngũ vị tử, đem tất cả đun với 600ml nước, cũng đun cho đến khi còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày.
4. Chữa cảm nắng, toàn thân phù nề: Lấy 48g bạch truật, 90g hạnh nhân, 30g hoàng kỳ, đem sắc lấy nước. Cho 30g đậu nành vào nước thuốc và thêm rượu hầm nhừ, ăn tuần 2-3 lần.
5. Trị trúng gió, mồ hôi tự ra, nôn ra nước: Lấy 250g đậu nành sao cho thật đen và cho 1 lít rượu trắng vào chưng, chắt lấy rượu bỏ đậu đi. Mỗi lần uống 20-40ml, ngày uống 2 lần.
6. Dùng cho người ăn kiêng, giảm cân, người tiểu đường: Lấy 200g đậu phụ, 250g giá đậu nành, 20g mộc nhĩ, tất cả đem nấu canh hoặc xào ăn trong ngày. Liệu trình 10-15 ngày.
7. Giải độc khi ăn phải thức ăn độc, nấm độc: Lấy 100g đậu nành sống, giã nát, chế thêm nước vắt lấy nước cốt cho người bệnh uống, nếu vẫn không thấy thổ ra được thì tiếp tục lấy đậu nành sống nấu nước cốt đặc uống.
8. Giúp cầm máu, hút dịch viêm: Dùng một lượng vừa đủ đậu nành sống gãi nát đắp vào vết thương. Cũng có thể dùng đắp lên ngực để thông tắc tia sữa.
9. Trị thâm nám, cải thiện sắc tố da: Lấy 500g giá đậu nành phơi khô, sao vàng tán bột mịn. Mỗi lần lấy 1 thìa café uống cùng rượu, uống vào lúc đói, ngày 3 lần. Liệu trình 3-5 tháng.
10. Tăng cường sức đề kháng: Lấy 100g đậu phụ, 100g nấm hương, 100g mộc nhĩ, 10g măng tươi, dùng nấu canh ăn hàng ngày và có thể ăn kéo dài.
11. Chữa rụng tóc: Lấy 30g đậu nành, 30g vừng đen, 30g nhân lạc, 30g đậu xanh, 30g đậu đỏ hạt nhỏ, 30g đậu đen, 50g đường trắng. Tất cả sao thơm tán bột mịn, đường trắng nấu lên để đường hòa tan hết, trộn hỗn hợp thành sền sệt, rồi vê thành viên bằng hạt ngô, đem phơi khô dùng dần. Mỗi ngày uống 10 viên, chia 3 lần uống với nước sôi để nguội, uống sau ăn.
12. Chữa thiếu máu do thiếu sắt: Lấy 150g đậu nành, 200g ngô tẻ, 100g bột mỳ, 4 quả trứng gà, 150g sữa tươi, 150g đường đỏ. Đậu nành và ngô rang thơm, tán bột mịn, trộn đều cùng bôt mỳ, đường đỏ, trứng gà và sữa, thêm chút nước trộn đều. Đổ vào khuôn bánh đem nướng chín, ngày ăn 3 lần, mỗi lần 2 cái với nước sôi để nguội khi đói.
13. Điều trị bệnh viêm gan mãn tính: Lấy 1 lượng vừa đủ đậu nành và đan sâm sấy khô, tán bột mịn. Mật ong, đường phèn thêm nước đun nhỏ cho đường tan hết, đổ bột trên vào trộn, vê thành viên bằng hạt ngô đem phơi khô dùng dần. Ngày uống 10 viên, chia 3 lần uống với nước sôi để nguội khi đói.
14. Giảm cholesterol, phòng ngừa bệnh tim mạch: Protein trong đậu nành sẽ thay thế protein trong động vật làm giảm cholesterol xấu, nhờ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngày uống 1-2 ly sữa đậu nành.
15. Tốt cho xương khớp: Hoocmon phytoestrogen trong đậu nành giúp hấp thụ canxi tốt hơn và làm xương chắc khỏe hơn. Bổ sung đậu nành còn có tác dụng chuyển hóa xương, làm tăng mật độ khoáng tại các đốt xương làm giảm nguy cơ loãng xương.
16. Ngăn ngừa ung thư vú và tuyến tiền liệt: Chất genistein và isoflavone có trong đậu nành có đặc tính oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư như ung thư vú ở nữ giới và tuyến tiền liệt ở nam giới.
17. Cải thiện trí nhớ: Trong đậu nành có một lượng lớn lecithin, đây là thành phần quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của não bộ, làm tăng chức năng thần kinh và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
18. Điều trị gan nhiễm mỡ: Lấy 50g đậu nành, 10g nhân lạc ngâm trong nước lạnh 10 tiếng, vo sạch rồi đem xay nhuyễn với 500ml nước, lọc lấy nước mịn. Đun sôi nước lên, để nguội và thêm đường cho dễ uống. Ngày uống 2 lần vào sáng và chiều.
19. Chữa dạ dày tích nhiệt, nóng trong bụng, xót ruột: Lấy 300g tiết lơn sống luộc chín vớt ra thái miếng, cho 500g đậu nành vào nước luộc ninh nhừ, rồi cho tiết vào đun sôi, nêm gia vị, để nguội chai ra ăn trong ngày. Liệu trình 7-10 ngày.
Lưu ý
Khi uống sữa đậu nành cần lưu ý:
Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng người bệnh nên hỏi ý kiến của thấy thuốc.