Kiểm tra đọc và viết Tiếng Việt lớp 5 trường A Khánh Bình
Kiểm tra đọc và viết Tiếng Việt lớp 5 trường A Khánh Bình Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết của trường Tiểu học A Khánh Bình . Đọc thầm bài: “Công việc đầu tiên” Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau. ...
Kiểm tra đọc và viết Tiếng Việt lớp 5 trường A Khánh Bình
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết của trường Tiểu học A Khánh Bình. Đọc thầm bài: “Công việc đầu tiên” Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau.
PHẦN A : Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (5 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (5 điểm)
Đọc thầm bài: “Công việc đầu tiên” Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau :
Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: – Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói : – Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: – Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: – Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
|
1. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Anh Ba Chẩn hỏi Út có dám rải truyền đơn không? (0,5 điểm)
a. Dám c. Không dám
b. Mừng d. Không trả lời
Câu 2: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)
a. | Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. | |
b. | Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. | |
c. | Vì chị Út ham chơi. | |
d. | Vì chị Út muốn rời gia đình. |
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)
a. | Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. |
b. | Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. |
c. | Đêm đó chị ngủ yên. |
d. | Chị đi rải truyền đơn ngay trong đêm. |
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (0,5 điểm)
a. | Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. |
b. | Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rỗ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. |
c. | Giả đi bán cá như mọi hôm. |
d. | Rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. |
Câu 5: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
a. | Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. | |
b. | Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. | |
c. | Ngăn cách các vế trong câu ghép. | |
d. | Ngăn cách các vế trong câu đơn. |
Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước.” là:(0,5 điểm)
a.Một hôm, anh Ba Chẩn b. anh Ba Chẩn
c. anh Ba Chẩn gọi tôi d. tôi
2. Phần tự luận: (2 điểm)
Câu 7: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
Câu 8: Qua hình ảnh chị Út, em học tập được điều gì? (0,5 điểm)
Câu 9: Các câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)
“Hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to, cây cơm nguội thật khiêm nhường. Nhưng hơn nhiều loài cây khác, nó có sức sống bền lâu và có khả năng vượt bậc về sức chịu đựng. Nó là loài cây kiên nhẫn.”
Câu 10: Đặt câu ghép có sử dụng cách nối bằng cặp từ: (0,5 điểm)
a. Càng….càng….
b. Vì…. nên…..
PHẦN II: Kiểm tra viết ( 10 điểm )
1. Chính tả nghe – viết: (3 điểm)
Cô gái của tương lai
2. Bài tập chính tả: (2điểm)
Tìm hai phẩm chất cần có:
a). Ở nam: …………………………………………………………………….
b). Ở nữ: ……………………………………………………………………….
3. Tập làm văn (5 điểm) (Thời gian 35 phút)
Đề bài: Em hãy tả hình dáng cô giáo (thầy giáo) mà em yêu quý nhất.
HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ CHẤM ĐIỂM
A – Kiểm tra đọc:(10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (5 điểm)
Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 2 điểm
(Đọc từ 1 phút – 2 phút: 2 điểm; đọc quá 2 phút: 1 điểm)
– Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
– Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)
Đáp án và thang điểm phần đọc thầm:
1.Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Ý đúng | a | b | a | b | b | b |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
2. Phần tự luận: (3 điểm)
Câu 7: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn. (0,5 điểm)
Câu 8: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (0,5 điểm)
Câu 9: Liên kết các câu bằng cách lặp từ “cây”(0,5 điểm)
Câu 10: HS đặt được mỗi câu đạt 0,25 điểm. Ví dụ:
a. – Càng học càng giỏi.
b. – Vì mưa to nên đường trơn trượt.
Phần kiểm tra viết: ( 10 điểm )
Chính tả: (3 điểm ) Thời gian 15 phút.
Cô gái của tuơng lai
Qua một cuộc thi trên mạng in-tơ-nét, cô bé Lan Anh 1 5 tuổi được mòi làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000 (tổ chức tại ốt-xtrây-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gõ quốc tế, Lan Anh đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh.
Nhìn vào những gì Lan Anh đã làm được hôm nay, có thể tin rằng em chính là một trong những mẫu người của tương lai.
Theo HOÀNG DUY
2. Tập làm văn – Em hãy tả hình dáng cô giáo (thầy giáo) mà em yêu quý nhất.
Bài làm tham khảo
Năm nay cô Hồng đã 40 tuổi nhưng trông cô còn rất trẻ. Dáng cô thon thả, bước đi nhẹ nhàng mềm mại.
Mái tóc cô đen nháy thẳng xõa ngang vai nhìn cô rất xinh đẹp, trẻ trung. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng, đôi mắt to, đen láy như luôn cười với chúng em.
Ánh mắt của cô luôn tràn đầy sự ấm áp yêu thương và sự tin cậy dành cho chúng em. Những lúc cô cười để lộ ra hàm răng trắng bóng, đều đặn cùng nụ cười hiền hậu, bao dung.
Tính tình cô lúc nào cũng vui vẻ khi trò chuyện với chúng em, khi em mắc lỗi cô nghiêm khắc chỉ bảo để em sửa sai.
Với em cô Hồng như một người mẹ, người cha luôn theo sát em rèn luyện em trở thành học sinh chăm ngoan, học giỏi.
Giọng nói của cô rất nhẹ nhành, truyền cảm, chứa đựng sự lôi cuốn chúng em vào những bài giảng. Cô đưa chúng em biết đi đến từ kiến thức xung quanh đến những kiến thức của xã hội.
Từ đó, cô giống như cơn gió đưa chúng em đi đến khám phá những kiến thức mới mẻ đầy bí ẩn để chúng em cùng suy ngẫm, cô trò cùng tìm lời giải cho những bí ấn đó.
Cô Hồng sống rất giản dị, cô luôn quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Sự quan tâm tỉ mỉ của cô đã dìu dắt chúng em trong vượt qua những khó khăn trong học tập.
Em luôn nhớ đến cô bằng tình cảm yêu quý, kính phục. Em tự hứa với bản thân lúc nào cũng cố gắng ngoan ngoãn, học giỏi để xứng đáng là học sinh của cô.