13/01/2018, 22:03

Kiểm tra 45 phút Địa lớp 9 kì 2 – Nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ

Kiểm tra 45 phút Địa lớp 9 kì 2 – Nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ Dưới đây là Đề kiểm tra học kì 2 môn Đia Lý lớp 9: Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo ở nước ta 1 . Nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của ...

Kiểm tra 45 phút Địa lớp 9 kì 2 – Nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ

Dưới đây là Đề kiểm tra học kì 2 môn Đia Lý lớp 9: Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo ở nước ta

1. Nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.

2. Nêu ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

3. Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo ở nước ta.

4. Cho bảng số liệu về tình hình sản xuất thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 ( đơn vị %)

Đồng bằng sông Cửu Long (%)

Đồng bằng sông Hồng (%)

Cả nước
Cá biển khai thác41,54,6100
Cá nuôi58,422,8100
Tôm nuôi76,73,9100

a) Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước.

b) Tại sao vùng đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt  trong nghề nuôi tôm xuất khẩu.


Đáp án đề kiểm tra học kì 2 – Địa Lý lớp 9

1. a. Vị trí-giới hạn:

– Vùng Đông Nam Bộ giáp Cam-pu-chia, giáp vùng Tây Nguyên,giáp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ,giáp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và giáp biển.

b.Đặc điểm tự nhiên.

* Vùng đất liền: Địa hình thoải,đất badan,đất xám;Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm;nguồn sinh thủy tốt.

* Vùng biển: Biển ấm,ngư trường rộng,hải sản phong phú;gần đường hàng hải quốc tế;thềm lục địa nông,rộng,giàu tiềm năng về dầu khí.

2.  Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, đất mặn lớn (2,5 triệu ha/4 triệu ha diện tích của vùng, chiếm 62% diện tích). Hai loại đất này phải được cải tạo mới có thể canh tác được.

– Cải tạo đất phèn, đất mặn sẽ mở rộng diện tích canh tác, tăng sản lượng lương thực của vùng, từ đó năng suất cao, hơn nữa vị trí của vùng trong sản suất lương thực, thực phẩm, tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu.

– Cải tạo đất phèn, đất mặn sẽ làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, giúp khai thác hợp lý hơn nguồn tài nguyên và tạo sự phát triển đồng đều, bền vững giữa các vùng.

3.  Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển biến khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

-Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

– Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

– Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

– Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

4. Vẽ biểu đồ đúng, đẹp, đầy đủ.

– Giải thích:

+ Thềm lục địa nông, rộng, diện tích mặt nước lớn.

+ Khí hậu ẩm, người dân có kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ rộng.

0